HTML clipboard

- Nhân chứng khẳng định, không nói nhưng cán bộ công an tự ghi lẫn quát nạt; cũng trong ngày xét xử 19/5, đại diện viện kiểm sát đã trình bày.

Nhân chứng khai bị rối do bị công an quát nạt

 

Trong phiên xét xử “kỳ án vườn mít” vào ngày 19/5, HĐXX TAND tỉnh Bình Phước tiếp tục thẩm vấn những nhân chứng và bị cáo Lê Bá Mai.

HTML clipboard  Bị cáo Lê Bá Mai ngày ra tòa
Ông Nguyễn Văn Trong (làm việc cho trang trại của ông Dương Bá Tuân thời điểm vụ án xảy ra) đã trình bày rằng, theo trí nhớ của ông thì trong ngày xảy ra vụ án, ông cùng Lê Bá Mai đi rải phân, trồng sắn từ sáng sớm. Ông Trong khẳng định là 2 người cùng nhiều người khác làm việc cùng nhau, trưa về để ăn cơm, nghỉ ngơi và sau đó tiếp tục đi làm việc.

Ông xác nhận, là do vụ việc lâu quá nên không nhớ lúc đi làm với Mai đi bằng phương tiện gì và Mai ăn mặc quần áo như thế nào. Được biết, ông Trong là nhân chứng quan trọng mới được triệu tập lần đâu tiên sau nhiều phiên tòa.

HĐXX đã công bố những biên bản lời khai của ông Trong. Trong đó, biên bản lần đầu có khai như nói trên, còn những biên bản lần sau có sự thay đổi, tức Mai có đi ra ngoài ao cá khoảng 9 – 10h sáng. Chủ tọa phiên tòa có hỏi vì sao có sự thay đổi như thế? Chính tại phiên tòa sáng 19/5, ông Trong trình bày là do bị rối, khi cán bộ công an lấy lời khai 4 – 5 người liên tục hỏi tới tập và quát nạt.

Ông Dương Bá Tuân (người thuê Lê Bá Mai làm công tại trang trại ở xã An Khương, huyện Bình Long (nay là huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) cũng được HĐXX thẩm vấn về việc công an thu giữ tang vật vụ án tại trang trại của ông.

Ông Tuân trình bày, lúc đầu cơ quan công an không thu gì hết; nhưng sau khi Hội đồng thẩm phán thuộc TAND tối cao hủy án “tử hình” đối với Lê Bá Mai thì cơ quan công an mới đến trang trại của ông để thu giữ 1 bình xịt inox và 1 can nhựa.

Trả lời những câu hỏi của luật sư Trịnh Thanh, bị cáo Lê Bá Mai cho biết sở dĩ biên bản nhận tội lần 1 và lần 2 có sự khác nhau là do 2 cán bộ công an gồm: 1 của công an huyện Bình Long và 1 của công an tỉnh Bình Phước đọc cho viết.

Mai cũng trình bày rằng, khi thực nghiệm hiện trường lần đầu tiên là do làm theo lời của một cán bộ công an, mà Mai nêu đích danh là “anh Huấn”; còn lần thực nghiệm hiện trường lần 2 là nhớ lại lần đầu làm theo, có lúc không hiểu lại tiếp tục hỏi cán bộ công an.

Trước tòa ngày 19/5, bị cáo Lê Bá Mai vẫn tiếp tục cho rằng khai như thế này, như thế nọ là do bị cán bộ công an đánh đập, ép cung.

HTML clipboard Nhân chứng Thị Hằng xác nhận những đồ vật gắn liền với người thanh niên đã dẫn Thị Út đi trước thời điểm vụ án xảy ra.
Nhân chứng Thị Hằng (thời điểm xảy ra vụ án mới 9 tuổi) cũng được thẩm vấn xung quanh việc mô tả nhân dạng của hung thủ đã đi với Thị Út rồi sau đó Út bị phát hiện đã bị tử vong và hãm hiếp. Về điều này, Hằng thừa nhận trước tòa rằng, có nói để cán bộ công an ghi, người đi với Út có đeo bình xịt. Còn việc trong các biên bản lời khai có nói bình xịt 16 lít thì Hằng không hay biết ở đâu ra. Hằng xác nhận là, có mô tả người thanh niên dẫn Út đi cao khoảng 1,55m.

Khi trả lời các câu hỏi của HĐXX cũng như luật sư, ông Trần Văn Sinh (công an viên xã An Khương bấy giờ, là người ghi lời khai của Thị Hằng đầu tiên khi vụ án xảy ra) có khẳng định, chỉ ghi theo những lời của Hằng trình bày. Đây là mâu thuẫn mấu chốt của vụ án cho đến thời điểm này vẫn chưa lý giải được.

Viện kiểm sát cố buộc, luật sư cho rằng chứng cứ… yếu

Cũng trong ngày 19/5, nhiều vật chứng của vụ án được đưa ra trước pháp đình. Khi nhận được yêu cầu của HĐXX, bị cáo Lê Bá Mai cũng chỉ ra được những đồ vật mà mình đã dùng trong thời điểm trước khi xảy ra vụ án. Thị Hằng cũng có chỉ ra một số đồ vật mà cho rằng gắn liền với người thanh niên đã đi với Thị Út trong thời gian xảy ra vụ án.

Đại diện Viện KSND tỉnh Bình Phước giữ quyền công tố tại tòa đã đề nghị vẫn truy tố bị cáo Lê Bá Mai về tội “giết người” và “hiếp dâm trẻ em”.

HTML clipboard Đại diện Viện KSND tỉnh Bình Phước vẫn đề nghị tuyên phạt Lê Bá Mai tội tử hình.
Cụ thể đại diện Viện KSND đã dựa vào nhiều biên bản Lê Bá Mai thừa nhận hành vi phạm tội; các biên bản thực nghiệm điều tra, biên bản nhận dạng và các biên bản của lời khai nhân chứng Thị Hằng.

Trên cơ sở đó, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Bá Mai mức án tử hình cho 2 tội danh như đề cập ở trên.

2 luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo Lê Bá Mai cho rằng, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa đủ chứng cứ để buộc tội Lê Bá Mai là hung thủ gây ra vụ án trên. Cụ thể các luật sư trình bày trước tòa rằng, việc kết tội Lê Bá Mai cho đến thời điểm hiện nay chỉ dựa trên lời khai của bị cáo và của nhân chứng Thị Hằng.

Tuy nhiên, lời khai của những người này trước sau không thống nhất, liên tục có sự thay đổi mà họ cũng không giải thích được vì sao.

“Lời khai của Lê Bá Mai mới nghe qua có vẻ giống là hung thủ vụ án; tuy nhiên khi đi sâu vào phân tích thì không phù hợp với hiện trường, pháp y… Nên không thể sử dụng để kết tội bị cáo được” – Luật sư Trịnh Thanh (Văn phòng luật sư Người Nghèo) nói rõ trước pháp đình.

Ngày mai (20/5) phiên tòa sẽ tiếp diễn với phần tranh luận. VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về phiên xử của vụ “kỳ án vườn mít này”.

Đàm Đệ

'Kỳ án vườn mít': Lặp lại điệp khúc cũ!
'Kỳ án vườn Mít' sẽ lại không lối thoát?
Kỳ án “vườn mít”: Điểm dừng ở đâu?