Để thực hiện ý tưởng này, Hải quân Mỹ đang ráo riết thiết lập một lực lượng tiến công từ trên không thông qua sử dụng máy bay cánh quạt lật MV-22 Osprey kết hợp với HLR (phương tiện thay thế máy bay vận tải hạng nặng).
“Vận động từ hạm tàu đến mục tiêu” được định nghĩa là “tung phóng một lực lượng binh chủng hợp thành từ hạm tàu ngoài biển trực tiếp nhằm vào các mục tiêu tác chiến, trong đó có một số mục tiêu nằm sâu trong đất liền”.
Máy bay V-22 Osprey. Ảnh: Wikipedia |
Khả năng thực hiện vận động sâu chính là yếu tố quan trọng nhất của vận động từ hạm tàu đến mục tiêu. Khả năng tung phóng một lực lượng vận động binh chủng hợp thành sẵn sàng chiến đấu nhằm vào các mục tiêu sâu được kì vọng là sẽ làm cho việc phòng thủ bờ biển (của đối phương) “trở thành lỗi thời”.
Tham gia tác chiến, lữ đoàn viễn chinh hải quân đánh bộ (HQĐB) phải có số xe tăng và xe bọc thép nhiều gấp đôi số xe của các lữ đoàn thông thường hiện nay. Trong kịch bản, lữ đoàn đổ tiểu đoàn xung kích xuống khu vực đổ bộ cách bờ biển khoảng 24 hải lí với đường bay tổng cộng khoảng 60 hải lí.
Lực lượng xung kích “thẳng đứng” này gồm một tiểu đoàn bộ binh được tăng cường, một khẩu đội pháo yểm trợ trực tiếp, 38 xe tải 5 tấn, 109 xe HMMWV (xe bánh lốp đa năng cơ động cao) và 6 xe nâng tải. Thực chất, đây không phải là vận động từ hạm tàu đến mục tiêu mà là vận động sâu từ ngoài đường chân trời của một lực lượng xung kích mạnh.
HQĐB có lợi thế lớn là sở hữu các lực lượng đã triển khai sẵn ở tuyến trước. Vấn đề là thiếu khả năng nhanh nhạy chiến thuật khi đổ bộ một lực lượng bằng phương pháp thẳng đứng. Nếu từng cụm đổ bộ tiểu đoàn tham chiến được trang bị 12 xe bọc thép chở quân EFV (xe chiến đấu viễn chinh) có thể vận tải bằng trực thăng, thì sẽ nâng cao đáng kể khả năng của lực lượng này.
Một vấn đề nữa được đặt ra là mở lối vào bằng sức mạnh trên không/biển hoặc kết hợp hai sức mạnh này để mở rộng đáng kể khu vực cần được bảo vệ. Với việc sử dụng tên lửa “phóng-rồi-quên” như Javelin, việc mở rộng không gian chiến trường tới chiều sâu lớn nhất là hoàn toàn khả thi.
Lực lượng xung kích thẳng đứng phải có đủ sức mạnh chiến đấu để có thể tiến hành vận động nhanh chóng nhằm vào các trọng tâm của đối phương. Đây là sự thay đổi đáng kể so với trước đây, khi lực lượng xung kích thẳng đứng được sử dụng để chiếm lĩnh địa hình then chốt và phong toả đối phương phòng thủ bờ biển.
Để thích ứng với ý tưởng “vận động từ hạm tàu đến mục tiêu”, lữ đoàn viễn chinh HQĐB Mỹ sẽ thay đổi cơ cấu từ hai tiểu đoàn được trang bị cho hoạt động cơ giới hoá xuống còn một tiểu đoàn, còn hai tiểu đoàn khác được trang bị để hoạt động xung kích thẳng đứng.
Xe chiến đấu viễn chinh sẽ bị cắt giảm khoảng một nửa (còn khoảng 500 xe), số tiền dôi ra được dùng mua sắm một dòng xe mới - xe chiến đấu bọc thép hạng nhẹ có thể vận tải bằng trực thăng, xe này nặng không quá 30.000 pounds (khoảng 13 tấn).
Loại xe trên bộ có người lái thuộc chương trình Hệ thống chiến đấu tương lai của lục quân có thể đáp ứng nhu cầu đó, nhưng nó quá nặng (tới 19 tấn) để có thể chuyên chở bằng phương tiện HLR. Trước mắt, HQĐB Mỹ sẽ tăng cường khả năng xung kích thẳng đứng bằng cách sử dụng loại xe hiện đang có trên thị trường có thể chở bên trong máy bay CH-53.
Một biện pháp khác là sử dụng cả xe chở được bên trong máy bay và xe bọc thép chở quân chở bằng trực thăng. Đã có ý kiến đề xuất loại xe Hummer của Anh, xe Hanglunds BV-206S và xe xích bọc thép nhẹ Wiesel của Đức – những loại xe không những treo được bên ngoài, mà có thể chuyên chở cả bên trong các phương tiện như máy bay CH-53 và CH-47.
Về lâu dài, loại xe chiến đấu viễn chinh của Lực lượng đặc nhiệm không/bộ HQĐB (MAGTF) sẽ được cải tiến để phù hợp với ý tưởng vận động từ hạm tàu đến mục tiêu, tức có thể chuyên chở bên ngoài bằng phương tiện HLR trong tầm xa tối thiểu 110 hải lý.
Vấn đề cuối cùng là tái tiếp tế nhiên liệu. Hải quân Mỹ đưa ra ý tưởng tiến hành tái tiếp tế một cụm đổ bộ trung đoàn (bao gồm một tiểu đoàn xe tăng M1A1 và một tiểu đoàn ngồi trên xe EFV) bằng cách sử dụng kết hợp hai loại máy bay MV-22 và CH-53E trong tầm xa 100 hải lý.
Theo đánh giá, ý tưởng này là hoàn toàn khả thi do khái niệm tác chiến “vận động từ tàu đến mục tiêu” đã loại bỏ được một “núi sắt thép” phải yểm trợ trên bờ của hình thức tác chiến trước đây (tức cắt giảm đáng kể số lượng lính HQĐB và xe cộ trên bờ), hơn nữa các căn cứ nổi trên biển sẽ trở thành đầu mối phục vụ đắc lực cho hoạt động này.
>>> Đọc tin quân sự thế giới trên VietNamNet
Nguyên Phong
Những điều ít được biết về chiến đấu cơ tàng hình F-35
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Lockheed Martin’s F-35 Joint Strike Fighter được quảng cáo là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới.
Trinh sát cơ Mỹ xuất kích kỷ lục ở Biển Đông
Theo dữ liệu từ một viện nghiên cứu ở Trung Quốc, quân đội Mỹ đã thực hiện một số lượng kỷ lục các chuyến bay trinh sát trên khu vực Biển Đông.