Saurabh Khanduja, cựu lập trình viên Amazon
Tôi làm việc một năm ở Amazon. Lý do tôi chuyển việc là bởi việc lập trình API, thiết kế phần mềm/thương mại điện tử không phải sở trường của mình. Tuy nhiên gia nhập Amazon vẫn luôn là một trong những quyết định sáng suốt nhất trong đời.
Sự hoàn hảo
Theo kinh nghiệm của tôi, Amazon là nơi chú trọng sự hoàn hảo. Bạn có biết 14 nguyên tắc lãnh đạo của Amazon không? Hãy ghi nhớ các nguyên tắc đó. Nếu bạn nghĩ rằng mình đang được yêu cầu xây dựng một cái gì đó thiếu hoàn hảo và không nên làm, hãy cân nhắc những lợi ích và khiếm khuyết của dự án với những nguyên tắc này. Nếu bạn vẫn nghĩ đó là một sai lầm, hãy trình bày suy nghĩ của mình với cấp trên hoặc quản lý dự án. Tôi đã làm vậy và thành công.
Cân bằng cuộc sống – công việc
Quản lý của tôi rất chu đáo, vì cô ấy biết rằng tôi không có chuyên môn về java/ubuntu, và không gây áp lực cho tôi về chuyện đó. Nhưng sau giai đoạn từ 2-4 tháng đầu, nếu tôi chỉ cần làm việc hơn 8 tiếng mỗi ngày, tôi đã có thể hoàn thành mọi việc trước deadline. Quản lý của tôi cũng không buồn hỏi tại sao tôi lại xin phép làm việc ở nhà hoặc tại sao lại nghỉ phép. Cô ấy chỉ hỏi liệu tôi có khỏe không mỗi khi tôi trở lại làm việc sau khi nghỉ ốm.
Văn hóa start-up
Hãy gia nhập một công ty start-up và bạn sẽ biết được những lợi ích của nó. Trong thời gian tôi làm việc ở đây, tôi nghĩ sẽ thật tuyệt nếu được trải nghiệm máy Mac. Tôi gửi mail cho phòng IT, và ngay lập tức được thay chiếc máy Windows của mình bằng một chiếc Macbook Pro, 16 GB RAM, 500 GB ổ SSD.
Jeff Meyerson, cựu nhân viên phòng Kỹ thuật lập trình
Khi tôi làm việc ở Amazon, tôi luôn đến văn phòng trước 6:30 sáng.
Khi đó, không có nhiều xe cộ và bạn có thể đi qua cây cầu nối từ Bellevue đến Seattle. Lúc này, đa phần những nhân viên khác của Amazon vẫn đang ngủ.
Phí đậu xe ở Amazon là 25 USD/ngày, như một lời nhắc nhở về tính tằn tiện đáng tự hào ở Amazon. Tấm thẻ của tôi giúp tôi đi vào hầu hết mọi tòa nhà ở đây, như thể tôi có một tấm vé đi vào mọi chỗ trong một công viên giải trí. Và vào lúc 6:30 sáng, tôi muốn chơi gì cũng được.
Lướt qua một rừng poster quảng cáo phim từ Amazon Prime Video. Nhìn vào biểu đồ trên bảng trắng của một đội đang nghiên cứu về cơ sở dữ liệu phân bổ. Đọc những quy định khó hiểu dán trên tường của đội hỗ trợ khách hàng. Mọi tòa nhà ở Amazon đều có vẻ như khuôn viên một trường đại học giàu có.
Các tòa nhà đều rất đẹp. Tuy nhiên không hề có đồ ăn miễn phí như ở Google, vì thương mại điện tử không khuyến khích việc đó (trừ khi bạn là một kỹ sư tài năng đang làm trong một dự án bí mật và nhiều khả năng sắp rời công ty).
Các văn phòng của Amazon đều có thang máy rất đẹp dẫn đến những tầng trên cùng cao chọc trời. Ngoài ra những chiếc ghế phục vụ việc đọc sách ở các tòa nhà cũng đẹp đẽ không kém.
Tôi đọc Netflixed, Hatching Twitter, và Founders at Work. Tôi đọc những cuốn sách về các luân xa cách sáng tác nhạc. Tôi đọc lại The Everything Store, sau đó đọc nội dung các cuộc phỏng vấn từ Hedge Fund Market Wizards. Suy nghĩ về những cuốn sách khi bước qua các tòa nhà của Amazon, tôi cảm thấy như mình đi dần vào bên trong bộ não của Jeff Bezos.
Khi tôi rời Amazon, lý do không phải là oán giận hay bất mãn mà là do đã không còn gì để học hỏi nữa. Ở Amazon, người ta có thể học làm thế nào để xây dựng Amazon. Amazon không phải được tạo ra từ những qu hoạch tổng thể, mà nhờ sự mở rộng dần dần, lan ra những cái bên cạnh.