Theo Bộ trưởng Mohamed Azmin, tại cuộc họp hôm 24/1, Nội các Malaysia đã quyết định hủy bỏ dự án sau khi nhận thấy rằng, nếu tiếp tục dự án này, mỗi năm Malaysia phải chi trả khoảng 500 triệu ringgit (hơn 120 triệu USD) tiền lãi suất, số tiền vượt quá khả năng của chính phủ trong điều kiện tài chính hiện tại.

Về mức bồi thường mà Malaysia phải trả cho chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Xây dựng Viễn thông Trung Quốc (CCCC), ông Azmin cho hay, Bộ Tài chính Malaysia sẽ đưa ra quyết định.

Hồi đầu tuần, Chính phủ Malaysia đã đưa ra mức đầu tư mới cho dự án ECRL, 40 tỷ ringgit (gần 10 tỷ USD) thay vì con số 20 tỷ USD như trước đây. Malaysia cũng đồng thời yêu cầu sử dụng thêm các sản phẩm và dịch vụ trong nước vào dự án. Tuy nhiên, tập đoàn CCCC không nhất trí, dẫn đến việc thương thảo chấm dứt.

{keywords}
Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Mohamed Azmin Ali. Ảnh: malaymail.com.

Theo Bộ trưởng Mohamed Azmin, tại cuộc họp hôm 24/1, Nội các Malaysia đã quyết định hủy bỏ dự án sau khi nhận thấy rằng, nếu tiếp tục dự án này, mỗi năm Malaysia phải chi trả khoảng 500 triệu ringgit (hơn 120 triệu USD) tiền lãi suất, số tiền vượt quá khả năng của chính phủ trong điều kiện tài chính hiện tại.

Về mức bồi thường mà Malaysia phải trả cho chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Xây dựng Viễn thông Trung Quốc (CCCC), ông Azmin cho hay, Bộ Tài chính Malaysia sẽ đưa ra quyết định.

Hồi đầu tuần, Chính phủ Malaysia đã đưa ra mức đầu tư mới cho dự án ECRL, 40 tỷ ringgit (gần 10 tỷ USD) thay vì con số 20 tỷ USD như trước đây. Malaysia cũng đồng thời yêu cầu sử dụng thêm các sản phẩm và dịch vụ trong nước vào dự án. Tuy nhiên, tập đoàn CCCC không nhất trí, dẫn đến việc thương thảo chấm dứt.

Năm 2017, CCCC đã trúng thầu thi công dự án ECRL dài 620 km kết nối khu vực bờ biển phía Đông kém phát triển của Malaysia với thủ đô Kuala Lumpur và Thái Lan. 85% chi phí xây dựng tuyến đường sắt này được Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cho vay.

Tới tháng 8/2017, dự án ECRL chính thức được khởi công. Đây được xem là một trong những dự án chính trong Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, nhằm thiết lập “Con đường tơ lụa” hiện đại, kết nối hành lang trên bộ tại Đông Nam Á, Pakistan và Trung Á. Tuy nhiên, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện Malaysia hồi tháng 5/2018, chính phủ mới tại nước này do ông Mahathir Mohamad lãnh đạo đã quyết định tạm dừng dự án vì phát hiện thấy một số “vấn đề”

(Theo TTXVN)