Các nghiên cứu về các trường công lập tại Mỹ từ năm 1890 đến nay cho thấy hầu hết các lớp học đều thiếu các cuộc thi trí tuệ. Một cuộc thăm dò năm 2015 của Gallup trên gần một triệu học sinh Hoa Kỳ cũng chỉ ra 75% học sinh lớp 5 cảm thấy hứng thú khi đến trường, trong khi chỉ có 32% học sinh lớp 11 cảm thấy tương tự.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để học sinh trung học thấy hứng thú hơn khi đến trường?

Vài năm trước, cả hai chúng tôi - một nhà xã hội học và một cựu giáo viên tiếng Anh - bắt đầu cuộc điều tra riêng về câu hỏi này, chúng tôi đã đưa ra hai giả thiết.

Giả thiết đầu tiên là các trường đã tự đổi mới để cải thiện môi trường giáo dục. Chúng tôi được các lãnh đạo trong ngành giáo dục đề xuất tới thăm 30 trường trung học công lập. Tuy nhiên, các biện pháp đổi mới vẫn không mang lại hiệu quả, không khí học tập nhàm chán vẫn bao trùm các lớp học. Học sinh vẫn làm các phiếu bài tập, làm toán, viết luận. làm những thí nghiệm đã biết sẵn phản ứng hóa học. Chúng tôi đã hỏi sinh viên về mục đích của những hoạt động trên lớp đó, hầu hết các em đều trả lời "Em không biết" hoặc "Em nghĩ lên đại học sẽ cần".

Giả thiết thứ hai là các lớp học dạy môn cơ bản có không khí học hứng khởi hơn. Tuy nhiên, khi chúng tôi dành nhiều thời gian hơn ở trường, chúng tôi nhận thấy rằng tinh thần học tập hăng hái nhất lại tập trung vào các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ hay các môn tự chọn. Vì tò mò nên chúng tôi chú ý đến mảng này. Chúng tôi đã đồng hành với một nhóm kịch, một nhóm hùng biện, một nhóm nghiên cứu về giới và nhiều nhóm khác.

{keywords}
 

Những không gian học tập này hoàn toàn khác biệt so với trước đó. Thay vì cảm thấy như ngồi trong phòng học thông thường và cầm bút ghi chép, học sinh như đang ở trong phòng thiết kế sinh động hoặc các phòng nghiên cứu hiệu quả, nơi cả giáo viên và học sinh cùng tham gia để đưa ra kết quả cuối cùng. Hóa ra, tất cả các trường trung học đã tự đổi mới bằng mô hình học tập hiệu quả như vậy. Đó là điều mà chúng tôi không nghĩ tới.

Từ việc đồng hành cùng các em tham gia lớp diễn kịch tại một trường trung học công lập lớn, chúng tôi nhận thấy nhiều em không nổi trội ở các lớp học thông thường nhưng khi tham gia lớp học ngoại khóa này lại có năng khiếu và rất tự tin. Các em không chỉ là người tiếp thu kiến thức mà con là người tạo ra những giá trị thực sự. Phương pháp giảng dạy chính là hướng dẫn để học sinh sáng tạo thay vì truyền đạt kiến thức đơn thuần.

Bên cạnh đó, điểm mạnh của các hoạt động ngoại khóa là giúp học sinh tự quản lý, lên kế hoạch học tập cho bản thân. Học sinh đã nhận trách nhiệm dạy cho những người khác trong câu lạc bộ, dần trở thành người xây dựng giá trị cho chính các câu lạc bộ này. Chúng ta có thể tạo ra những cơ hội tương tự trong các môn học chính - cho học sinh tự do xác định mục đích học tập, tạo cơ hội cho các em lãnh đạo, lên kế hoạch học tập và giúp các em hoàn thiện công việc cho đến khi đạt được mục đích cuối cùng. Công tác trên thực hiện càng tốt thì quá trình học tập của học sinh càng hiệu quả hơn.

Một nhóm tranh luận trong một trường công lập có tỉ lệ hộ nghèo cao cũng thể hiện kết quả tương tự. Những cuộc thi biện luận theo tháng giúp việc học có ý nghĩa và hiệu quả hơn. Giảng viên và học sinh lớp trên hướng dẫn người mới. Những học sinh trả lời chúng tôi rằng "Tranh luận cũng giống như gia đình". Nhưng quan trọng hơn cả, tranh luận cho học sinh cơ hội phát biểu ý kiến về những vấn đề quan trọng với họ. Qua hình thức cũ về kỉ luật bằng ngôn ngữ và tinh thần, học sinh phát hiện ra tiềm năng của chính mình.

Về bản chất, có 2 kiểu tư duy khác nhau tồn tại trong một ngôi trường. Trước khi chuông hết giờ vang lên, chúng ta coi học sinh là đối tượng tiếp nhận kiến thức thụ động, sở thích và cái tôi của họ trở nên kém quan trọng. Nhưng sau tiếng chuông - trên mặt báo, trong tranh luận, trước sân khấu, trong điền kinh, vân vân - chúng ta coi học sinh là những đối tượng vừa học vừa làm, vừa học vừa dạy, có đam mê và ý tưởng đáng để trau dồi. Thế nên, khi chúng tôi yêu cầu học sinh chia sẻ về kỉ niệm trường trung học, họ thường nói hoạt động ngoại khóa như nghệ thuật và tranh luận đã ảnh hưởng sâu sắc tới họ.

Những lớp học thực sự bổ ích lặp lại những gì ta thấy ở hoạt động ngoại khóa. Thay vì bắt học sinh ngồi đọc sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành. Ví dụ, một giáo viên môn khoa học tại một trường trung học phổ thông nghèo đã tổ chức một khóa học để học sinh cô tự tay thiết kế, nghiên cứu, thực hành và viết báo cáo thí nghiệm. Những thí nghiệm có độ khó khác nhau, những tất cả học sinh đều bước chân vào thế giới thực sự của khoa học. Đổi lại, lớp học như vậy sẽ cho học sinh biết khoa học là một lĩnh vực khó hiểu và mênh mông, không phải chỉ học thuộc định luật của Newton là hiểu được khoa học.

Tại sao không có nhiều những lớp học như vậy?

Điều này không phải do giáo viên. Các trường trung học đã chọn một khuôn mẫu này từ thế kỉ trước. Học sinh được dạy hàng loạt, bị đánh giá dựa trên khả năng tiếp thu và chấm điểm dựa trên thời gian ngồi học thay vì 'học'. Tệ hơn nữa là áp lực tuyển sinh đại học, bài kiểm tra và khung chương trình giảng dạy nhấn mạnh bề nổi, hệ thống đánh giá giáo viên đơn giản, lượng lớp học và giáo viên lớn, thời gian học ngắn. Kết quả, giáo viên và học sinh như bị ép buộc tham gia vào một trò chơi mà không ai muốn chơi.

Phải làm gì để thay đổi?

Trường học cần phải vượt qua bức tường ranh giới và gắn kết với thế giới bên ngoài. Ngoại khóa bổ ích là vì những hoạt động này có chuyên môn, nhưng môn học trên trường thì quá tràn làn, không cụ thể. Mỗi trường đã đề ra giải pháp khác nhau: một số trường đề xuất học theo dự án để khuyến khích sinh viên tham gia cộng đồng địa phương, một số trường thì hợp tác với bảo tàng, nhà tuyển dụng và những người khác để học sinh trau dồi kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn; và một số trường vẫn ưu tiên tuyển dụng giáo viên đã có kinh nghiệm thực hành trong lĩnh vực của họ. Tất cả những lựa chọn này sẽ giúp việc học trở nên ý nghĩa hơn.

Giáo viên cần được tự do và hỗ trợ nhiều hơn. Họ cần thời gian đứng lớp dài hơn và nhiều cơ hội tiếp xúc để thực sự kết nối với học sinh. Họ cần kì vọng và thời gian để môn học có chiều sâu. Họ cần cơ quan chức năng địa phương bớt gò bó và giúp họ học tập thực sự để họ có thể dạy học đa dạng hơn.

Cuối cùng, giáo viên cần phụ huynh phải hỏi: "Con tôi thích gì?'', chứ không phải "Con tôi làm bài kiểm tra tốt không?''. Và quan trọng hơn hết, học sinh trung học cần phải có nhiều lựa chọn, trách nhiệm và biết hợp tác.

Học sinh cần kĩ năng cho đại học và trong cuộc sống: khả năng nói và viết thuyết phục, khả năng lí luận và tranh luận với người khác, và khả năng tư duy sâu. May mắn thay, có rất nhiều con đường dẫn tới kết quả này. Học sinh vừa có thể chọn khóa học khoa học yêu thích hay chuyên ngành tiếng Anh và lịch sử mình quan tâm, vừa phát triển được nền tảng kĩ năng chung.

Trà Mi - Hà Dung (theo The New York Times)

Nữ sinh giành học bổng triệu đô từ 39 trường đại học Mỹ

Nữ sinh giành học bổng triệu đô từ 39 trường đại học Mỹ

Lựa chọn giữa một hoặc hai trường đại học là quyết định khó khăn với các sinh viên cuối cấp. Còn với Jordan Nixon, nữ sinh trung học Bang Georgia, Mỹ, đang “đau đầu” vì lựa chọn một trong gần 40 trường đại học.