Nói ra cảm giác của chính mình

Môi trường công sở thường xảy ra tình trạng “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Nếu bạn là người như vậy sẽ thường “ôm” sự ấm ức trong lòng và có thể đến một lúc nào đó sự nóng giận sẽ “bùng nổ”, mất kiểm soát.

Thay vì chịu ấm ức và để bụng, bạn nên hành động ngược lại: nói ra điều mà mình không hài lòng. Khi ai đó có hành động/ lời nói khiến bạn tổn thương, nếu bạn không phản ứng, đối phương có thể không nhận ra. Tuy nhiên, bạn cần chú ý nói đúng lý do gây tổn thương, không nên thể hiện cảm xúc của mình một cách ồn ào.

{keywords}
 Hôm nay bạn đã trung thực với cảm xúc của mình chưa?

Ví dụ: Khi bạn là người quản lý truyền thông chiến dịch, bạn đề nghị đồng nghiệp hỗ trợ bạn viết “brief” để đối tác thực hiện nội dung. Đồng nghiệp làm sai ý của bạn, thậm chí đi quá xa so với yêu cầu. Việc bạn cần làm là nói rõ bạn kỳ vọng điều khác, thay vì la hét rằng họ đã không tôn trọng yêu cầu của bạn hoặc im lặng và khó chịu.

Nếu bạn không nói ra, bạn sẽ tiếp tục bị tổn thương vì cảm giác “bị phản bội” bởi đồng nghiệp. Còn đồng nghiệp thì bối rối vì tại sao bạn lại có vẻ không hài lòng.

Con người thường không thừa nhận cảm giác tiêu cực của bản thân vì nhiều lý do như: không muốn xấu hổ, cảm thấy yếu đuối, sợ phải đối mặt với phản ứng không mong muốn từ đối phương… Cách nói hiệu quả trong tình huống này là: “Tôi cảm thấy… về việc này”, thay vì cáo buộc đối phương cố tình làm gì đó theo suy diễn của bạn.

Lọc “vòng tròn xã hội”

{keywords}
Không ai hạnh phúc khi phải chịu đựng người không phù hợp

Khoa học đã chứng minh rằng con người chịu ảnh hưởng lớn từ những người xung quanh. Ở cạnh một người căng thẳng có thể làm tăng mức độ căng thẳng của bạn; tương tự với cảm giác: chán nản, tức giận, đau đớn, buồn bã…

Vì vậy, khi ai đó trong vòng quan hệ đồng nghiệp, bạn bè liên tục “dìm hàng” bạn. Thay vì bực tức nhiều lần, bạn nên tránh xa mối quan hệ đó, loại bỏ nó ra khởi “vòng tròn xã hội” của mình.

Điều này có thể khó thực hiện, nhất là khi bạn phải làm việc cùng họ hàng ngày. Bạn cần đặt ra ranh giới về: thời gian bạn dành cho họ, phạm vi đề tài nói chuyện... Đặt ra phạm vi đề tài cũng đồng nghĩa là khéo nhắc nhở họ không vượt qua giới hạn “lịch sự nơi công sở”.

Tập trung vào sự tích cực

Tập trung vào sự tích cực có thể làm giảm lo lắng và giúp chính bạn cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hơn. Thay vì nhìn nhận mọi thứ một cách tiêu cực rồi thất vọng, bạn hãy tập trung vào sức mạnh của việc suy nghĩ tích cực.

Nếu đồng nghiệp nào đó nhìn bạn một cách kỳ lạ hoặc khó chịu, hãy nghĩ về lần cuối cùng một người lạ mỉm cười với bạn. Nếu ai đó hạ thấp bạn, hãy nghĩ về lần cuối cùng ai đó khác giúp đỡ bạn…

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tác động tích cực đến người khác bằng cách phản ứng lại cái nhìn không mong muốn, một nhận xét gây tổn thương bằng một cái nhìn chào đón hoặc nhận xét có lợi cho người khác. Năng lượng tích cực có thể lan truyền.

Yêu bản thân hơn

{keywords}
 Dành thời gian lắng nghe nội tâm

Dù chuyện gì xảy ra, bạn càng yêu bản thân thì lòng tự trọng của bạn càng cao, bạn càng dễ dàng nắm vững cách nhìn nhận sự việc một cách khách quan. Khi bạn tự tin vào bản thân, bạn sẽ biết điều gì không đúng và giải quyết vấn đề theo cách tốt nhất.

Và yêu thương bản thân, bạn cần dành thời gian cho chính mình để tìm hiểu về nhu cầu. Bạn thích vận động như thế nào? Cách yêu thích để vận động trí óc của bạn là gì? Làm cách nào để bạn thỏa sức sáng tạo?...

Tìm hiểu bản thân ở mức độ sâu sắc cũng có nghĩa bạn chấp nhận cả những mặt khiếm khuyết, nỗi bất an của mình: Bạn cũng không hoàn hảo giống như bao người khác, nhưng luôn xứng đáng được yêu thương.

Đây không phải là quá trình “một sớm một chiều” đã làm được, nhưng khi bạn yêu bản thân và ngừng cá nhân hóa mọi thứ, bạn sẽ mở đường cho chính mình được phát triển, hạnh phúc và tự do.

(Nguồn: Careerbuilder.vn)