Nằm ở phía Nam của thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên, với diện tích tự nhiên là 6.045,81ha, có 1.290 hộ và 5.496 nhân khẩu, được phân bổ thành 16 bản, trong đó có 03 bản vùng cao, chủ yếu là dân tộc (Thái, Mông và Kinh) sinh sống; điều kiện phát triển kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, kinh doanh, dịch vụ nhỏ lẻ;... Lay Nưa là địa bàn duy nhất của thị xã Mường Lay thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Những ngày đầu, Lay Nưa mới có 3/19 tiêu chí đạt, điều kiện kinh tế - xã hội và hạ tầng cơ sở còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 13 triệu đồng/năm. Với phương châm “vững từ cơ sở”, thị xã đã dành sự quan đặc biệt, quyết liệt chỉ đạo, đồng hành cùng cán bộ, nhân dân toàn xã củng cố vững chắc tiềm lực, tranh thủ các nguồn lực đầu tư để dần hoàn thiện các tiêu chí.

Đến năm 2017, Lay Nưa chính thức đạt chuẩn NTM, 5 năm sau nâng tầm lên đạt xã NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh.  

Để có được thành quả này là nhờ chính quyền cơ sở đã sớm xác định được những khó khăn và định hình con đường phải vượt qua. Theo đó, với phương châm “vững từ cơ sở”, thị xã đã dành sự quan đặc biệt, quyết liệt chỉ đạo, đồng hành cùng cán bộ, nhân dân toàn xã củng cố vững chắc tiềm lực, tranh thủ các nguồn lực đầu tư để dần hoàn thiện các tiêu chí.

Công tác tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Thị ủy, HĐND thị xã, UBND thị xã và sự hướng dẫn của các phòng, ban chuyên môn, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân; công tác triển khai lập quy hoạch, xây dựng đề án xã theo tiêu chí nông thôn mới được triển khai thực hiện đạt kế hoạch đề ra.

W-Laynua.png
Lay Nưa có tiềm năng phát triển chăn nuôi gia súc

Phát triển kinh tế nông thôn của địa phương được dựa trên cơ sở xác định các sản phẩm có ưu thế vượt trội để phát triển hàng hóa, ngành nghề truyền thống cũng được xã quan tâm như: Sản phẩm bánh Khẩu Xén, bánh Chí Chọp đã thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đảm bảo bền vững, thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được công nhận sản phẩm OCOP.

Bộ mặt nông thôn thay đổi tích cực, cơ sở hạ tầng được xây dựng ngày càng khang trang, hiện đại. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn mới nâng cao. Chợ Lay Nưa đã đáp ứng các yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm đã được quy định tại TCVN 11856:2017 bao gồm: Yêu cầu về vị trí, địa điểm, bố trí, thiết kế, hệ thống chiếu sáng, nước sử dụng trong chợ và hệ thống thoát nước...

100% các đường thôn, bản và đường liên thôn - bản được cứng hóa và bảo trì hàng năm đều đạt quy định, đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa, trong đó cứng hóa 5,47/5,47km, đạt 100% đạt theo quy định. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng như thủy lợi, trường, trạm, các thiết chế văn hóa, chợ nông thôn và xây dựng nhà ở dân cư… phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh khu vực nông thôn được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng từ nguồn vốn trực tiếp của chương trình và lồng ghép từ các nguồn lực khác đã góp phần hoàn thành nhiều tiêu chí xây dựng NTM.

Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng được coi trọng, an sinh xã hội bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiên và từng bước nâng cao.

Thông qua tuyên truyền đông đảo người dân tích cực hưởng ứng phong trào “Toàn dân chung tay xây dựng NTM”, phụ nữ thi đua thực hiện phong trào “5 không, 3 sạch”, nhiều công trình được nhân dân đóng góp công lao động, hiến đất và tài sản đất để xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, toàn diện, lâu dài trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội, Nhân dân Lay Nưa vẫn không ngừng nỗ lực, đồng lòng dựng xây và phát triển quê hương.