"Lê Thiết Cương thấy" là cuốn sách đầu tiên của Hoạ sĩ đa tài này với 47 bài viết là góc thấy của anh về những nét văn hoá xưa cũ.

Chiều 17/1, Nhà xuất bản Trẻ đã phối hợp với báo Nhân Dân hàng tháng tổ chức buổi ra mắt sách 'Thấy' của họa sĩ Lê Thiết Cương.

Lấy chất liệu từ đời sống hiện thực: từ một cái cổng làng Diềm, một ngôi chùa, một món ăn đến những bức ảnh, những bức tranh, những triển lãm… nhưng câu chuyện họa sĩ muốn gợi ra, nói đến lại chạm đến một hiện thực khác rộng hơn: hiện thực của lòng người, của tâm tính con người trong sự đổi thay của đời sống.

Ở đó những được - mất, sống còn, quá khứ - hiện tại cùng hiện ra. Mỗi bài viết là một câu trả lời gieo đầy những câu hỏi, còn những câu hỏi đã ngầm chứa cả câu trả lời, để cuối cùng "Tất cả mọi con đường đều hướng tới một cái đích cao cả là sự thánh thiện".

Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, cuốn sách giống như một "Cỗ máy thời gian đưa người ta trở về với quá khứ… Đó không phải là cuộc chạy trốn hiện tại mà họa sĩ Lê Thiết Cương nhìn thấy từ đó những lãng quên, những vô cảm, những nông cạn, những tàn phá đối với vẻ đẹp trong đời sống văn hóa Việt. Cỗ máy ấy đưa chúng ta trở về với những vẻ đẹp mà chính con người trên mảnh đất này đã làm ra".

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên lại bình rằng, để có được những chữ Lê Thiết Cương thấy không dễ dàng chút nào. "Một thời chúng ta không được nói số ít, mà phải nói số nhiều như chúng ta, chúng tôi… Và thấy là thấy là thấy theo một hướng và không được thấy theo hướng khác… Cho nên chữ thấy trong sách là một thắng lợi của chúng ta…".

{keywords}
Chú thích ảnh

Hỏi Hoạ sĩ Lê Thiết Cương, giờ hoạ sĩ chuyển sang viết sách nhiều và anh liệu có nằm trong xu hướng đó? Lê Thiết Cương đã cáu và bảo: "Tôi chẳng theo xu hướng nào hết". 

"Từ năm 1997 tôi đã viết. Có nhiều bạn bè khuyên tôi nên in sách nhưng tôi kể cho bạn nghe câu chuyện như thế này. Tôi có vào một nhà xuất bản, khi lên cầu thang tôi phải đi nép mình bởi lối lên cầu thang có tới 3/4 là sách ế không bán được. Thế nên bạn bè dù có khuyên tôi cũng nhất định không in sách. Nhưng mấy người bạn bên báo Nhân dân, NXB Trẻ thuyết phục tôi mãi, thế rồi năm nay tôi mới in sách nhưng với điều kiện duy nhất là NXB hãy in sách cho tôi với tâm thế là đang in cho một kẻ thù, nếu thấy tác giả Lê Thiết Cương viết cuốn ấy có tác dụng nào đó. Còn tôi cấm tuyệt đối in với ý nghĩa bạn bè", Lê Thiết Cương chia sẻ.

Không kỳ vọng là tất cả những gì xưa cũ đều phải giữ lại hết nhưng Lê Thiết Cương bảo, người ta có thể thay đổi nhiều thứ nhưng nên giữ lại những nét đẹp, những gì thuộc về vẻ đẹp của văn hoá Việt, truyền thống Việt, tinh thần Việt. 

"Trong một bài viết, tôi có nói rằng tất cả những cái thấy xong rồi để nuối tiếc cho văn hoá Việt đến ngày hôm nay bị rơi rụng đi rất nhiều… Đã đến lúc phải coi biên giới là một khái niệm mềm và mở. Văn hoá cũng là biên giới. Mất văn hoá là mất nước",  Lê Thiết Cương chia sẻ.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên bình, để có được những chữ Lê Thiết Cương Thấy không dễ dàng chút nào. “Một thời chúng ta không được nói số ít, mà phải nói số nhiều như chúng ta, chúng tôi… Và thấy là thấy là thấy theo một hướng và không được thấy theo hướng khác… cho nên chữ thấy trong sách là một thắng lợi của chúng ta…”.

"Lê Thiết Cương thấy" là cuốn sách thứ ba của họa sĩ Lê Thiết Cương, sau hai cuốn in chung "Ba người" - in cùng Nguyễn Quang Thiều, Trần Tiến Dũng năm 2009, và "Nơi chốn đi và về" - in cùng Trần Tiến Dũng năm 2016.

T.Lê