ASEAN đã phát triển vượt bậc sau 545 năm thành lập, trở thành mái nhà chung của khoảng 650 triệu người dân, có một nền kinh tế năng động với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt hơn 3.200 tỉ USD và kim ngạch thương mại đạt 2.800 tỉ USD.

Với những mốc son như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) hình thành cùng các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa ASEAN với hàng loạt các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới, ASEAN đã đóng góp cho hòa bình, ổn định khu vực và góp phần duy trì vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.

{keywords}
Trên tinh thần Cộng đồng, các nước ASEAN quan tâm nhiều hơn các mục tiêu như xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phía trước, vẫn còn nhiều cơ hội để ASEAN phát triển trong bối cảnh nhiều thách thức đa dạng nảy sinh như biến động địa - chiến lược, cạnh tranh nước lớn, khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên, tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải… và hiện nay là sự lan rộng của đại dịch Covid-19.

 

Trước tình hình đó, ASEAN cần tận dụng những cơ hội thông qua xử lý các thách thức. Gắn kết trong hành động, chủ động trong tiếp cận, linh hoạt trong ứng xử là chìa khóa để ASEAN duy trì vai trò trung tâm, xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, phồn vinh.

Bên cạnh đó, ASEAN cần trở thành một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực và chủ động vào việc hoàn thành các mục tiêu Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc, tận dụng cơ hội do cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mang lại. Quan trọng hơn cả, trên tinh thần Cộng đồng, các nước ASEAN cần quan tâm nhiều hơn các mục tiêu như xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Có như vậy, ASEAN mới giải quyết được những hệ lụy nghiêm trọng do ảnh hưởng của Covid-19 như thiếu việc làm, nghèo đói, gia tăng khoảng cách phát triển.

Duy Khánh