1. Đây là loại khoáng sản gì?
-
Bauxit
0%
- Titan
0%- Đất hiếm
0%- Lithi
0%Chính xácTheo dữ liệu từ Hiệp hội Địa chất Mỹ (USGS), Việt Nam có trữ lượng đất hiếm đạt 22 triệu tấn, xếp thứ 2 thế giới. Xếp sau là Brazil với 21 triệu tấn và Nga với 12 triệu tấn.
Đất hiếm hay kim loại đất hiếm là tập hợp của 17 kim loại mềm màu trắng bạc. Các nguyên tố đất hiếm bao gồm: lantan (La), xeri (Ce), praseodymium (Pr), neodymium (Nd), promethium (Pm), samarium (Sm), europium (Eu), gadolinium (Gd), terbium (Tb ), dysprosi (Dy), holmi (Ho), erbi (Er), thulium (Tm), ytterbium (Yb), lutetium (Lu), scandium (Sc) và yttrium (Y).
Đất hiếm là loại khoáng sản có giá trị kinh tế rất lớn. Các nguyên tố đất hiếm được dùng sản xuất nhiều hợp kim đặc biệt, sản xuất thủy tinh và thiết bị điện tử hiệu suất cao. Ngoài ra, nguyên tố trong đất hiếm còn ứng dụng để chế tạo nam châm vĩnh cửu và phục vụ công nghiệp quốc phòng.
2. Khoáng sản này có ký hiệu viết tắt là gì?
-
REE
0%
- AU
0%- LAH
0%- LIB
0%Chính xácĐất hiếm có ký hiệu viết tắt là REE hay “Rare Earth Element”. Trái với tên gọi, các nguyên tố đất hiếm tồn tại khá nhiều trong vỏ trái đất. Tuy nhiên, chúng thường phân tán và lẫn với những loại khoáng chất khác.
Việc tìm được một mỏ đất hiếm đạt điều kiện khai thác thương mại rất khó khăn. Bên cạnh đó, quá trình khai thác cũng đòi hỏi kỹ thuật cao. Nhiều quốc gia trên thế giới sở hữu mỏ đất hiếm nhưng chưa thể thu về lợi ích kinh tế.
3. Quốc gia nào có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới?
-
Mỹ
0%
- Trung Quốc
0%- Ấn Độ
0%- Úc
0%Chính xácTrung Quốc đang là quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, đạt 44 triệu tấn. Ngoài ra, Trung Quốc cũng chiếm đến 80-85% tổng sản lượng khai thác đất hiếm toàn cầu.
Mỹ - đối thủ cạnh tranh thương mại của Trung Quốc chỉ sở hữu trữ lượng đất hiếm khoảng 1,5 triệu tấn. Mặc dù vậy, thống kê năm 2020 cho thấy sản lượng khai thác đất hiếm của Mỹ đứng thứ 2 thế giới, đạt 38.000 tấn.
4. Các mỏ đất hiếm tại Việt Nam tập trung chủ yếu ở đâu?
-
Vùng núi phía Bắc
0%
- Đồng bằng sông Hồng
0%- Tây Nguyên
0%- Đồng bằng sông Cửu Long
0%Chính xácTheo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã phát hiện mỏ đất hiếm dạng hấp phụ ion.
Nhiều mỏ khác cũng được tìm thấy ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Yên Bái. Ngoài ra, khoáng sản đất hiếm cũng có ở Kon Tum và Lâm Đồng.
Năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép doanh nghiệp trong nước phối hợp cùng đối tác Nhật Bản khai thác mỏ đất hiếm tại xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Khảo sát cho thấy đây là mỏ có trữ lượng lớn nhất cả nước, đủ khả năng khai thác với quy mô công nghiệp.
5. Các tác hại của quá trình khai thác đất hiếm là gì?
-
Ô nhiễm nguồn nước
0%
- Tàn phá môi trường
0%- Ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân
0%- Tất cả các ý trên
0%Chính xácĐất hiếm cho giá trị kinh tế cao. Một tấn nguyên liệu thô có giá khoảng 800 USD. Một tấn đất hiếm đã xử lý có thể đạt mức giá 1 triệu USD. Tuy nhiên, khai thác đất hiếm cũng tác động tiêu cực đến môi trường.
Các chuyên gia đánh giá, khai thác đất hiếm gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn than đá và dầu mỏ. Đặc biệt, một số thành phần trong đất hiếm còn mang yếu tố phóng xạ, ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.
Trung Quốc - nước chiếm sản lượng khai thác đất hiếm lớn nhất thế giới cũng đã ban hành nhiều văn bản nhằm siết chặt quản lý ngành công nghiệp này.
- Tàn phá môi trường
- Đồng bằng sông Hồng
- Trung Quốc
- AU
- Titan