- Chưa bao giờ, các nhà trường được trang bị số lượng thiết bị công nghệ "đồ sộ" như hiện nay, nhưng thực tế thì sao? Nhà nước đầu tư một khoản tiền khổng lồ cho những trang thiết bị đó chỉ để thu về một hiệu quả rất nhỏ trong cải thiện chất lượng giáo dục.

Lời giải từ thuê ngoài dịch vụ

{keywords}
Ông Nguyễn Xuân Hoàng, TGĐ MISA tin rằng chủ trương khuyến khích thuê ngoài CNTT trong CQNN có thể giúp giải bài toán khó cho ngành giáo dục. Ảnh: An Thao

Đại diện giấu tên của một nhà trường tham dự sự kiện chia sẻ thành thật với VietNamNet rằng ông "rất muốn ứng dụng CNTT", nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu. "Tôi thấy nhiều giải pháp công nghệ cũng hay, nhưng thực sự chưa hiểu nếu triển khai thì ích lợi cụ thể là gì và lấy kinh phí ở đâu để làm".

Theo các chuyên gia, sự e dè và nghi ngại này là dễ hiểu và thực chất cũng khá phổ biến trong giới giáo dục hiện nay. Diễn giả Lê Hồng Quang, Giám đốc VPĐD MISA Hà Nội chia sẻ rằng, thái độ "dè chừng" CNTT đã dẫn tới hàng loạt bất cập trong hoạt động của ngành giáo dục hiện tại, từ việc nhiều trường thậm chí chưa dùng phần mềm mà vẫn dùng excel để quản lý cho đến không có sự kết nối công nghệ, liên thông giữa nhà trường với phòng giáo dục (PGD) và sở giáo dục (SGD).

PGD và SGD thì vẫn lạch cạch tổng hợp báo cáo thủ công nên chuyện số liệu không chính xác và kịp thời là khó tránh khỏi. Và việc phụ huynh, học sinh có thể tự theo dõi kết quả học tập của mình qua website, hay cập nhật thông báo của trường qua hệ thống giống như các trường nước ngoài thì càng hiếm.

Khi hỏi vì sao các trường ngại không dùng hệ thống, phần mềm để quản lý thì mới biết họ sợ... khó cài đặt, khó vận hành và khi mắc lỗi thì không biết cầu cứu ai. Nếu đầu tư số tiền lớn cho một hệ thống rồi lại "đắp chiếu" vì không dùng được thì ai chịu trách nhiệm?

Trên thực tế, bài toán tưởng là khó với nhà trường, PGD và SGD này thực ra lại rất dễ giải, nếu như họ cập nhật chủ trương mới nhất của Chính phủ về việc khuyến khích thuê ngoài dịch vụ CNTT.

Một số giải pháp về quản lý giáo dục như QLTH.VN hiện đang được cung cấp dưới dạng dịch vụ, hoàn toàn trực tuyến, không cần phải cài đặt trên máy tính và có giao diện 100% tiếng Việt. Hệ thống này cho phép kết nối nhà trường với học sinh, phụ huynh và nhà trường với PGD, SGD một cách chặt chẽ. Ban giám hiệu sẽ quản lý được tổng thể trường học; Giáo viên quản lý học sinh, nội dung học tập, chấm điểm; Học sinh xem điểm, khai thác tài liệu học tập, tra cứu mượn sách thư viện hoặc vào các diễn đàn trao đổi thông tin; Phụ huynh đăng nhập để xem thông tin học tập của con em, xem thông báo của nhà trường, liên lạc với giáo viên. Trong khi đó, các PGD, SGD có thể xem ngay các báo cáo tổng hợp toàn ngành bất cứ lúc nào mà không cần phải chờ từng trước báo cáo một như trước đây. Quan trọng nhất, chi phí thuê một hệ thống như vậy chỉ chưa đến 10 triệu/năm.

Hiện phần mềm này đang chạy chính thức tại Đan Phượng (HN) và Sở GDĐT Đồng Tháp, đồng thời được triển khai thử nghiệm ở nhiều trường và Sở giáo dục các tỉnh.

{keywords}
Giải pháp trường học thông minh của Samsung tại Hội thảo Smart.Edu 2014. Ảnh: An Thao

Một cách tiếp cận khác là giải pháp trường học thông minh của Samsung. Hiện tại, giải pháp này đang được triển khai thử nghiệm tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) gần hai năm. Theo bà Nguyễn Thị Minh Ngọc, đại diện Samsung thì lớp học thử nghiệm đã được trang bị bảng thông minh cảm ứng, có thể tương tác thời gian thực với tất cả các máy tính bảng trang bị cho giáo viên và học sinh trong lớp. Bảng thông minh này và các tablet đều được kết nối Wi-Fi, cho phép truy cập, tham khảo kiến thức từ Internet tức thì, mang đến sự giảng dạy trực quan nhất. Tuy vậy thì chi phí cho một hệ thống hiện đại và hoàn chỉnh như vậy sẽ không rẻ, bởi riêng bảng thông minh đã có giá khoảng hơn 150 triệu.

'Nếu nhà trường tự lo kinh phí thì sẽ khó. Nhưng nếu chứng minh được hiệu quả đào tạo với các bậc phụ huynh thì có thể mô hình "chia sẻ đầu tư" 50:50 sẽ khả thi hơn", bà Ngọc cho hay.

  • Trọng Cầm