{keywords}
 

“Voi” và “linh dương” là hình tượng từng được một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng Việt Nam dùng đến để nói sự cạnh tranh trong phát triển ngân hàng số những năm gần đây. “Linh dương” và “voi” mang hàm ý: có những ngân hàng thương mại tầm trung, nhanh nhẹn và sớm đạt các đích quan trọng trong phát triển ngân hàng số, nhưng tầm cán lướt thuộc về những “chú voi” trong “Big 4” (những ngân hàng thương mại nhà nước có quy mô lớn).

Còn hình tượng thứ ba là “sư tử” - các ngân hàng thương mại cổ phần lớn có tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ, đang cho thấy lợi thế và sức mạnh đáng gờm trong cuộc đua này.

Lợi thế từ vốn điều lệ của “sư tử”

Theo quy định của “Luật các tổ chức tín dụng”, các ngân hàng thương mai chỉ được phép đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động không quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Phần lớn giới hạn đang được đầu tư vào hạ tầng, mạng lưới. Tính linh hoạt và dư địa cho đầu tư công nghệ, phát triển ngân hàng số theo đó có hạn.

Công nghệ liên tục thay đổi, đòi hỏi cập nhật và đầu tư không ngừng nghỉ. Điều này thể hiện rõ trong thực tiễn hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam những năm gần đây - giai đoạn được cho là bùng nổ về nhu cầu, yêu cầu phát triển hạ tầng ngân hàng số. Song, quy mô vốn điều lệ khó bùng nổ theo.

Do đó, theo các chuyên gia lợi thế đang thuộc về những “sư tử” trong hệ thống. Đó là những ngân hàng thương mại cổ phần có nguồn lực liên tục gia tăng với lộ trình tăng vốn đều đặn, nhanh những năm vừa qua. Đơn cử MB đều liên tục vốn điều lệ quy mô 15 - 20% mỗi năm và dự kiến sẽ bước gần 40% trong năm nay.

Tín hiệu vui trong chuyển đổi số

Tại những ngân hàng thương mại sớm chuyển đổi số, hiệu quả kinh doanh thể hiện rõ những năm gần đây, với các chỉ tiêu thay đổi so với mô hình tăng trưởng truyền thống trước đó. Cụ thể, số hóa giúp tối ưu hóa quá trình vận hành, giảm thiểu các nguồn lực như nhân sự và chi phí hạ tầng. Điều này góp phần lý giải tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) của nhiều thành viên đã được kéo giảm xuống mức thấp.

Các hệ sinh thái ngân hàng số giúp thu hút lượng lớn khách hàng cá nhân và mở rộng quy mô giao dịch. Tại MB, tỷ lệ giao dịch qua các kênh số hóa hiện đã đạt tới quanh 90%. Sự lan tỏa này giúp dịch chuyển nhanh chóng trong cơ cấu nguồn vốn, khi tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) liên tục tăng nhanh, đạt mức cao như tại MB và một số ngân hàng khác với khoảng 36 - 46%.

Đại diện MB chia sẻ: “Trong 3 năm qua và xác định trong vòng ít nhất 5 năm tới, mỗi năm MB sẽ dành ra khoảng 50 triệu USD để đầu tư riêng cho hạ tầng công nghệ. Đặc biệt, chúng tôi hiện đang có 10% nhân sự đang công tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và lĩnh vực số”.

Trong năm 2020, MB đã liên tục triển khai loạt dự án chuyển đổi số với loạt sản phẩm số nổi bật như: App MBBank, Biz MBBank, mô hình giao dịch tự động SmartBank, Smart RM… Gần đây, MB đẩy mạnh cung cấp số tài khoản đẹp cho khách hàng cá nhân, hay số tài khoản trùng với số điện thoại di động đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng và khách hàng.

{keywords}
Dịch vụ cung cấp số tài khoản trùng với số điện thoại di động của MB thu hút sự quan tâm lớn của khách hàng

Đại diện MB cho biết, năm 2020, ngân hàng này tăng trưởng đột phá về số lượng khách hàng, đạt tổng 260 triệu giao dịch điện tử, với tổng giá trị giao dịch trên 2 triệu tỷ đồng và gần 85% giao dịch trên kênh số. Doanh thu kênh số đạt tăng trưởng gấp 1,7 lần trong năm 2020. Các hoạt động ngân hàng số tại MB tiếp tục đà tăng mạnh mẽ. Tính đến hết tháng 03/2021, số lượng giao dịch qua kênh số đã đạt gần 92 triệu với tổng giá trị đạt trên 800.000 tỷ và gần 90% giao dịch được thực hiện trên kênh số. Như vậy, kết quả này còn phản ánh năng lực đáp ứng của MB trước nhu cầu và số lượng giao dịch gia tăng với “tốc độ sư tử”.

Năm 2020, MB  tăng trưởng nguồn tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của khách hàng cá nhân gấp đôi năm 2019, góp phần nâng tỷ lệ CASA của MB lên tới 36%, đứng thứ 2 toàn hệ thống. Tính đến hết quý I/2021, CASA mảng bán lẻ của MB vẫn tiếp tục tăng gấp rưỡi so với 2020.

Những dấu hiệu tích cực tiếp tục lan tỏa nhanh khi bước sang năm 2021. Có tháng, MB đã thu hút thêm khoảng hơn 300 ngàn lượt người dùng mới/tháng; tổng khách hàng lũy kế đạt hơn 7 triệu. Bên đó, chuyển đổi số tiếp tục là một động lực mạnh mẽ, góp phần để “sư tử” MB đạt lợi nhuận ấn tượng ngay trong quý I/2021, với lợi nhuận trước thuế tập đoàn đạt gần 4.600 tỷ, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ 2020.

Xuân Thạch