- "Quan điểm của tôi là một khi luật lệ đã rõ, lại đặt quyền lợi người dân lên hàng đầu thì chúng ta không cần phải suy nghĩ, phải bàn nhiều về một việc đã rõ như thế nữa", TS Mai Liêm Trực nói trong Bàn tròn trực tuyến "Cạnh tranh truyền hình trả tiền, bài học từ viễn thông", lúc 10h sáng 28/03/2013.
Truyền hình trả tiền: Bài học từ cạnh tranh viễn thông
Người dùng hưởng lợi từ cạnh tranh truyền hình trả tiền
Độc quyền truyền hình trả tiền được chú ý nhất tuần
Cuộc chiến “lấn sân” trong truyền hình trả tiền
Bức xúc truyền hình trả tiền giá cao, chất lượng thấp
Sắp có thêm DN truyền hình trả tiền để phá độc quyền
Truyền hình trả tiền trước nguy cơ độc quyền
Nhà báo Bùi Bình Minh cùng các vị khách mời. Ảnh: Phạm Hải |
Vậy các cơ quan quản lý nhà nước cần làm gì để tăng tính cạnh tranh trên thị trường truyền hình trả tiền? Bài học và những kinh nghiệm quản lý trước đây khi mở cửa cạnh tranh cho thị trường viễn thông liệu có thể áp dụng cho thị trường truyền hình trả tiền hay không?
Để giúp độc giả VietNamNet có được cái nhìn cụ thể hơn từ góc độ quản lý nhà nước về vấn đề này, Báo VietNamNet đã tổ chức buổi Bàn tròn Trực tuyến về chủ đề "Cạnh tranh truyền hình trả tiền, bài học từ viễn thông".Khách mời tham gia Bàn tròn gồm Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ TT&TT), ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT và ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Thông tin & Truyền thông, Bộ TT&TT.
Dưới đây, VietNamNet giới thiệu nội dung buổi bàn tròn:
Nhà báo Bùi Bình Minh: Ông đánh giá thế nào về việc Hiệp hội truyền hình trả tiền (VN PayTV) có văn bản đề nghị không cấp phép dịch vụ truyền hình trả tiền cho Viettel?
Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ TT&TT) |
Trước đây cũng vậy, khi chúng ta mở cửa thị trường Viễn thông trong nước thì phản ứng của các DN đang độc quyền, muốn bảo vệ lợi ích, ngăn cản đối thủ cũng là bình thường. Nhưng nói DN viễn thông không nên cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là không đúng, vì thời đại bây giờ sự hội tụ giữa truyền thông, VT, truyền hình là rất rõ. Các DN viễn thông có hạ tầng đi khắp nơi, truyền dữ liệu, thoại, game qua cáp quang... nên nếu họ có cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền thì cũng chỉ là tận dụng hạ tầng sẵn có mà thôi.
Bên cạnh đó, Bộ TT-TT đã trình CP nhiều Nghị định, Luật liên quan nên cơ sở pháp lý, thẩm quyền đã rõ. Nhu cầu thực tế sử dụng của người dân cũng đã tăng cao, trong khi phương tiện xem hình lại chưa nhiều (TH vệ tinh đắt).
Quan điểm của tôi là một khi luật lệ đã rõ, lại đặt quyền lợi người dân lên hàng đầu thì chúng ta không cần phải suy nghĩ, phải bàn nhiều về một việc đã rõ như thế nữa. Trước đây khi mở cửa VT thì chúng tôi không tranh luận nhiều trên truyền thông như vậy. Sự hội tụ giữa VT, CNTT, truyền thanh, truyền dẫn phát sóng là tất yếu.
Việc này không quá phức tạp, không cần tốn nhiều công sức của cơ quan quản lý.
Các vị khách mời Bàn tròn trực tuyến, ảnh từ trái qua phải: ông Nguyễn Phong Nhã, ông Mai Liêm Trực, nhà báo Bùi Bình Minh, ông Trần Minh Tuấn. Ảnh: Phạm Hải |
Ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Thông tin & Truyền thông, Bộ TT&TT. |
Phải nói rằng, trong thời gian vừa qua, thị trường truyền hình trả tiền phát triển khá nóng. Hiện nay chúng ta biết tổng số thuê bao truyền hình trả tiền khoảng 4 triệu thuê báo. Nói như Hiệp hội truyền hình trả tiền bão hòa cũng đúng. Nhưng thực ra, số thuê bao này tập trung chủ yếu ở thành phố lớn nơi có sự canh tranh hết sức khốc liệt như VCTV, K+, AVG,… Tuy nhiên, tính chung số thuê bao truyền hình trả tiền trên số hộ gia đình chỉ mới chiếm 20%. Ở các nước phát triển, tình trạng bão hòa của truyền hình bão hòa là trên 70% - 80%. Do vậy vẫn còn rất nhiều sân để các doanh nghiệp phát triển truyền hình trả tiền. Hơn nữa phần đông các hộ dân không có truyền hình trả tiền lại nằm ở vùng sâu vùng xa.
Như vậy, định hướng của chúng tôi trong việc quy hoạch truyền hình trả tiền đến năm 2020 là tập trung mở rộng truyền hình trả tiền tới vùng sâu vùng sa nơi người dân chưa có điều kiện tiếp cận với dịch vụ này. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh ở những nơi thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt.
Nếu như những doanh nghiệp như Vietel tham gia và tận dụng được cơ sở hạ tầng truyền dẫn phát sóng vươn ra tất cả các tỉnh thành như hiện nay thì sẽ tác động như thế nào?
Đối với Viettel, như chúng ta đã biết có số thuê bao nhiều nhất, cơ sở hạ tầng vươn khắp các vùng sâu vùng xa. Do vậy, sự tham gia của Viettel tận dụng được cơ sở tận dùng hạ tầng viễn thông đã có để cung cấp truyền hình trả tiền là phù hợp. Bộ thông tin truyền thông đã cấp phép cho VNPT cấp phép MyTV và Viettel dịch vụ NetTV để tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng của mình.
Nhà báo Bùi Bình Minh: Luật Viễn thông quy định như thế nào về trường hợp doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng?
Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT. |
Hiện có 2 mảng quản lý đối với truyền hình trả tiền: cơ sở hạ tầng viễn thông (như mạng cáp quang, mạng cáp đồng trục đến hộ gia đình) do Cục Viễn thông quản lý. Dịch vụ truyền hình trả tiền là dịch vụ ứng dụng viễn thông do Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử quản lý.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xu thế hướng hội tụ của viễn thông, Intenet và phát thanh truyền hình là một thực tế trên thế giới và tại Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp có hạ tầng mạng ở Việt Nam đã xây dựng mạng lưới cáp quang rộng lớn đủ để truyền dẫn tất cả các tín hiệu của các dịch vụ viễn thông và dịch vụ ứng dụng viễn thông như các kênh truyền hình. Một thực tế là chúng ta thấy ngày càng nhiều chương trình truyền hình trực tuyến được thực hiện ở rất nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tại qui hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành đã nêu rõ mục tiêu: “tăng cường phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông trên cơ sở hạ tầng viễn thông đã được xây dựng nhằm phát huy tối đa sự hội tụ của công nghệ và dịch vụ”. Do vậy, việc các doanh nghiệp có hạ tầng viễn thông tận dụng mạng truyền dẫn của mình để triển khai các dịch vụ ứng dụng viễn thông là đúng với định hướng của qui hoạch phát triển viễn thông.
Việc mở cửa thị trường viễn thông cũng đã mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, ví dụ đối với quá trình cấp phép 3G, trước đây, doanh nghiệp nào đến trước sẽ được cấp phép trước, doanh nghiệp đến sau cấp sau, do đó không thể chọn lựa ứng viên tốt nhất. Quá trình cấp phép 3G vừa qua đã được quyền tổ chức thi tuyển cấp phép 3G cho các doanh nghiệp. Sau khi thi tuyển đã có 4 doanh nghiệp đủ điều kiện và được cấp phép. Với những cam kết của các doanh nghiệp trúng tuyển, sau 3 năm triển khai, đến nay đã có hàng chục nghìn node B được xây dựng phủ sóng 3G đến khắp mọi vùng miền, từ thành phố đến vùng sâu vùng xa và hải đảo. Nhờ đó người dân ở thành phố cũng như nông thôn đều được tiếp cận với dịch vụ tiên tiến, người dân xem được truyền hình, video clip, Internet di động.
Ông Trần Minh Tuấn: Như chúng ta đã biết, ngành truyền hình của chúng ta đã có truyền thống 43 năm từ những năm 1970 kể từ khi lên sóng lần đầu tiên. Phải nói là trong hơn 40 năm đó đã đóng góp không thể phủ nhận trong việc phát triển kinh tế xã hội cung như định hướng tư tưởng.
Tuy nhiên, chúng ta đã biết, trong thời gian 43 năm như vậy, sự phát triển công nghệ là rất nhanh. Và trong vài năm gần đây đã xuất hiện khái niệm truyền hình trả tiền. Như tiến sĩ Mai Liêm Trực đã nói, trong 2/3 thời gian của 43 năm vừa qua chúng ta làm nhiệm vụ quảng bá, người dân được nghe xem các chương trình truyền hình miễn phí. Khi khoa học công nghệ phát triển, có một số dịch vụ mà nếu người dân có nhu cầu thì có thể tiếp cận và phải trả phí. Do vậy ngành truyền hình trả tiền mới xuất hiện.
Trong thời gian ban đầu, sự phát triển của nó dựa trên sự tham gia của các doanh nghiệp, cụ thể là các tỉnh thành phố có doanh nghiệp tham gia dịch vụ trả tiền trên cơ sở truyền hình cáp. Lúc đó, truyền hình Việt Nam có VCTV và SCTV tại thành phố Hồ Chí Minh và VSTV cấp qua vệ tinh.Trong quy hoạch phát triển, chúng tôi không quên vai trò của truyền hình quảng bá. Truyền hình trả tiền và quảng bá phải song song, truyền hình trả tiền phải thực hiện chức năng của truyền hình quảng bá. Chúng ta hướng tới 2015 có tới 70-80 kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền thiết yếu của Đảng và Nhà nước. Trong đó mỗi thành phố có một kênh phục vụ tuyên truyền chính trị thiết yếu và hơn một chục kênh của Trung ương. Và truyền hình trả tiền phải truyền tải miễn phí các kênh truyền hình quảng bá. Hỗ trợ để truyền hình quảng bá có nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho.
Kinh phí trong thời gian qua của các doanh nghiệp truyền hình trả tiền có nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều vào hệ thống mạng cáp, để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao số lượng kênh chương trình. Theo chúng tôi được biết, mua bản quyền các chương trình rất đắt. Ban đầu họ miễn phí nhưng sau đó thấy thị trường Việt Nam phát triển thì họ tính phí. Do vậy các doanh nghiệp cũng phải tính phí bản quyền này vào hoạch toán doanh thu của họ.
Các doanh nghiệp cũng thực hiện Nghị định 22 của Chính phủ về quy hoạch thị trường phát sóng tới 2020, hướng tới đần chuyển analog sang truyền hình số. Các kênh truyền hình cung cấp đầy đủ các dịch vụ từ analog, truyền hình số, truyền hình số có internet và truyền hình số tương tác, tức IPTV. Tóm lại, chi phí của các doanh nghiệp tăng lên, một phần là do bản quyền và nâng cấp mạng lưới do vậy giá tăng lên.
Hy vọng trong thời gian tới với xu hướng và tốc độ phát triển thì các doanh nghiệp dần dần sẽ có thời gian hoàn vốn và giá dịch vụ sẽ giảm.
Nhà báo Bùi Bình Minh: Ông có thể chia sẻ những khó khăn khi mở cửa thị trường viễn thông trước đây, từ đó ông có đề xuất gì cho thị trường truyền hình trả tiền?Ông Mai Liêm Trực: Mở cửa thị trường viễn thông là một quá trình khó khăn, phức tạp kéo dài, không riêng gì ở VN mà các nước khác cũng vậy. Nhưng giờ có thể mạnh dạn kết luận là ta đã mở cửa thành công.
Tuy nhiên, có nhiều kinh nghiệm mà chúng ta có thể rút ra và áp dụng cho việc mở cửa những lĩnh vực độc quyền khác. Theo tôi, điểm giống cơ bản giữa thị trường viễn thông với truyền hình trả tiền là định nghĩa thị trường lành mạnh. Thế nào là lành mạnh? Đó là một thị trường phải phục vụ quyền lợi của người tiêu dùng là chính. Tất nhiên, doanh nghiệp nào thì cũng quan tâm đến lợi ích của riêng họ, nhưng cơ quan quản lý thì phải tư duy theo người dùng. Không thể che chắn cho doanh nghiệp mà phải đặt quyền lợi người dùng lên trên hết! Quyền lợi của người dùng phải thể hiện ở giá cả hạ xuống, chất lượng dịch vụ tăng lên, người dân có điều kiện tiếp cận dịch vụ rộng rãi hơn.
Tiến sĩ Mai Liêm Trực trả lời tại Bàn tròn trực tuyến. Ảnh: Phạm Hải. |
Thế nhưng điểm khác nhau rõ nhất giữa viễn thông và truyền hình trả tiền là thị trường viễn thông cung cấp dịch vụ cơ bản cho người dân (người dân phải có quyền được gọi điện, được kết nối liên lạc, nhưng truyền hình trả tiền thì không nhất thiết là quyền cơ bản). Tuy vậy, cũng như di động là một dịch vụ cao cấp nhưng dần trở thành nhu cầu cơ bản thì truyền hình trả tiền sau vài năm nữa cũng có thể giống như vậy. Một thực tế là hiện tỷ lệ số hộ gia đình dùng TH trả tiền ở HN, TP.HCM là rất cao.
Nói cách khác, viễn thông chuyển từ độc quyền tự nhiên sang cạnh tranh, còn truyền hình trả tiền thì lúc đầu phát triển khá tự phát. Thú thực là cơ quan quản lý lúc đầu chưa quan tâm lắm đến truyền hình trả tiền. Các nhà quản lý vẫn chỉ nhìn nhận đây là một dịch vụ gia tăng của truyền hình mà thôi.
Chính vì vậy mà trong một thời gian dài, các đài địa phương đua nhau cung cấp truyền hình trả tiền mà không theo quy hoạch nào cả. Tình trạng này gây lãng phí cho Nhà nước và thị trường thì độc quyền.
Mặc dù vậy, tôi cho rằng giờ đây, khi Bộ TT&TT siết lại thị trường này cũng chưa phải là muộn. Hiện Bộ đã có đủ cơ sở pháp lý và thẩm quyền để quản lý thị trường này một cách có lợi, tạo điều kiện cho thị trường cạnh tranh lành mạnh.
Nhà báo Bùi Bình Minh: Các doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng rất mạnh, cung cấp các dịch vụ truyền dẫn phát sóng cho truyền hình trả tiền rất tốt. Nhưng nếu thế mạnh về cơ sở hạ tầng truyền dẫn đó không được chia sẻ cho các nhà cung cấp dịch vụ khác và chỉ giữ cho riêng mình thì về lâu về dài có thể dẫn tới tình trạng độc quyền truyền dẫn phát sóng dữ liệu. Vậy, Cục Viễn thông đã có những dự kiến và quản lý như thế nào đối với thị trường?
Ông Nguyễn Phong Nhã: Xét về thị trường truyền dẫn phát sóng, hiện nay tất cả các doanh nghiệp viễn thông đều có những cơ sở hạ tầng tương đối mạnh, trải rộng khắp cả nước, đến tận các vùng biên giới hải đảo cũng như những vùng sâu, vùng xa.
Với những công nghệ hiện đại và liên tục được cập nhật thì có thể nói hệ thống mạng truyền dẫn VN có thể truyền dẫn tất cả các tín hiệu, chương trình dễ dàng, phục vụ với chất lượng cao.
Cụ thể là, chúng ta được biết, từ xưa đến nay, càng ngày số lượng chương trình truyền hình trực tiếp càng nhiều. Điều đó chứng tỏ mạng truyền hình cáp quang của chúng ta càng ngày càng tốt. Đứng về các dịch vụ truyền dẫn phát sóng, đối với quy hoạch, tại quy hoạch đã định hướng cho các đài truyền hình thành lập các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng, để các doanh nghiệp này tham gia vào thị trường truyền dẫn phát sóng cũng như truyền tải tín hiệu truyền hình của bản thân những đài truyền hình lớn, như Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Đài truyền hình VN, dần dần từng bước thành lập các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng. Cùng với cả những doanh nghiệp có hạ tầng viễn thông tốt hiện nay như VNPT, Viettel hay các doanh nghiệp khác đều có những mảng truyền dẫn phát sóng sẽ dần dần từng bước tạo thành thị trường truyền dẫn phát sóng. Và khi đã có thị trường truyền dẫn phát sóng thì sự độc quyền về giá sẽ không có, và giá cũng như chất lượng của truyền hình trả tiền sẽ dần tiệm cận với giá phục vụ cho người dân với chất lượng tốt nhất.
Tôi nghĩ rằng, với chủ trương và sự quy hoạch chủ trương lớn của lãnh đạo Bộ, việc thành lập mạng truyền dẫn phát sóng với nhiều thành phần, nhiều cơ quan, doanh nghiệp tham gia, chúng ta sẽ có thị trường truyền thông rất tốt.
Nhà báo Bùi Bình Minh: Quan điểm của ông về lập luận của VN PayTV nói DN viễn thông cung cấp truyền hình trả tiền là đầu tư ngoài ngành.
Ông Mai Liêm Trực: Trong văn bản của Bộ TT&TT cũng đã khẳng định rất rõ là DN viễn thông tham gia thị trường truyền hình trả tiền không phải là đầu tư ngoài ngành, bởi họ chỉ sử dụng hạ tầng sẵn có của viễn thông để cung cấp dịch vụ gia tăng.
TH trả tiền cũng như viễn thông được quản lý theo những văn bản pháp luật khác nhau, do những cơ quan khác nhau quản lý.
Trước hết TH phải lo nội dung phát sóng. Trước đây có những lúc tất cả các đài phát thanh, phát sóng, truyền dẫn đều thuộc Tổng cục Bưu điện quản lý. Đài TH chỉ làm nội dung, chịu sự quản lý của Nhà nước về mặt báo chí. Đó là bản chất ngay từ đầu và bây giờ vẫn vậy.
Sở dĩ chúng tôi bàn giao các đài phát sóng, truyền dẫn về cho Đài TH là do nhu cầu thực tiễn phát sinh, vì bên đài có phản ánh rằng: "Chúng tôi là người nói mà các anh cầm cái loa thì nhiều khi bị trục trặc", và họ đề xuất được tự cầm cho chủ động. Đến năm 1991-1992, Tổng Cục Bưu điện mới bàn giao lại mảng truyền dẫn phát sóng về lại TH VN.
Nói cách khác, chức năng chủ yếu của đài truyền hình là sản xuất nội dung, còn phần truyền dẫn, phát sóng thì có thể do đài tự làm hoặc do một đơn vị khác làm. Trong thực tế đã xảy ra như vậy rồi.
Tiến sĩ Mai Liêm Trực và nhà báo Bùi Bình Minh. Ảnh: Phạm Hải.
Một điểm nữa là hiếm có nước nào mà các đài địa phương quá nhiều như ở VN. Đài nào cũng có đài phát sóng, cũng có nguồn điện, cũng có studio thì không có lợi cho Nhà nước, họ chỉ nên sử dụng sóng của các công ty truyền dẫn phát sóng khác để tiết kiệm ngân sách, nguồn lực, tiền của Nhà nước.
Vài năm gần đây, Bộ TT&TT có 1 chủ trương mà tôi rất ủng hộ là hình thành các công ty truyền dẫn phát sóng riêng. Đây là việc mà các nước cũng đã áp dụng từ lâu.
Trước đây các DN viễn thông chưa có hạ tầng đủ mạnh thì các đài phải tự làm, thiết nghĩ chúng ta cũng không nên lên án việc đấy.
Trở lại với vấn đề ngoài ngành, có thể phân tích thế này: Nhiệm vụ chủ yếu của đài Truyền hình quốc gia là sản xuất nội dung và phát sóng các nội dung miễn phí, ta gọi là truyền thông quảng bá. Nếu anh có làm phát sóng đi nữa thì chủ yếu vẫn là phát các kênh miễn phí. Việc hình thành truyền hình trả tiền không phải là nhiệm vụ chính của các đài truyền hình mà chẳng qua là các dịch vụ cộng thêm của đài mà thôi. Thế nên gọi thế nào là ngoài ngành? Nhiệm vụ chính của anh là làm nội dung, vậy làm thêm kỹ thuật thì có thể coi là ngoài ngành không?
Tất nhiên, với các đài lớn có đủ năng lực kỹ thuật thì họ tự làm truyền dẫn phát sóng cũng tốt thôi. Tôi cũng không cho là các DN viễn thông nên quản lý các các đài truyền hình lớn.
Truyền hình Trả tiền thực ra cũng là hình thành tự phát. Ban đầu đài TH chỉ làm nội dung quảng bá, nhưng dần dần nhu cầu người dân tăng lên, nhiều chương trình nước ngoài phải mua bản quyền, một số dịch vụ bắt đầu tăng trưởng nhanh, có lãi thì truyền hình trả tiền mới xuất hiện. Nói cách khác, đây là một dịch vụ cao cấp hơn, cộng thêm giá trị của đài truyền hình và nó có lợi nhuận.
Quan điểm của tôi là Quy hoạch của Bộ TT&TT về việc phải có ít nhất 3-4 doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng là hoàn toàn đúng đắn. Chỉ có như vậy thì thị trường mới có sự cạnh tranh, nhưng cần lưu ý rằng những doanh nghiệp này đều phải là doanh nghiệp lớn, tương đương với nhau về thế và lực, chứ một ông lớn và vài ông nhỏ thì vẫn chưa thể bình đẳng, lành mạnh được. Các doanh nghiệp viễn thông mạnh nhảy vào thì mới tạo thế cân bằng được với các ông lớn truyền hình trả tiền hiện nay. Theo tôi, mỗi địa phương nên có 2-3 doanh nghiệp mạnh, mỗi doanh nghiệp chiếm khoảng 25-30% thị phần thì người tiêu dùng mới được lợi nhất, giá mới giảm được.
Để chốt lại, tôi cho rằng chúng ta cần thông suốt được vấn đề trong ngành, ngoài ngành thì mọi chuyện sẽ rất dễ giải quyết.
Nhà báo Bùi Bình Minh: Hiện nay so với 10 năm trước, thị trường viễn thông hiện tại so với thời gian trước đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ. Là cơ quan tham mưu cho Bộ Thông tin truyền thông, xin ông cho biết, thị trường truyền dẫn phát sóng 5-10 năm tới sẽ có bước phát triển như thế nào?
Ông Trần Minh Tuấn: Tiếp theo ý kiến của Tiên sĩ Mai Liêm Trực đã nói về sự phát triển của thị trường viễn thông trong 10 năm qua, từ lúc chúng ta có tỉ lệ thuê bao điện thoại rất thấp, chúng tôi đã làm quy hoạch phát triển viễn thông Internet 2010 với kế hoạch đặt ra là từ 32-42 máy. Tuy nhiên, thực tế tới năm 2010 chúng ta đã có số lượng gấp 10 lần, vượt quá mong đợi của chúng ta.
Thị trường viễn thông phát triển mạnh là vì chúng ta tạo được sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở các tiêu chí và sau đó được nâng cấp lên thành luật viễn thông và các nghị định hướng dẫn luật viễn thông.
Ở thị trường truyền dẫn phát sóng đã có được bước phát triển đột phá trong năm 2009 khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 22 phê duyệt quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình tới năm 2020. Theo đó, phát thanh truyền hình sẽ được phân thành 2 lĩnh vực: Lĩnh vực sản xuất nội dung tuân theo quy định của luật báo chí và truyền dẫn phát song tuân theo luật viễn thông. Kể từ đây, ngành phát thanh truyền hình bước sang một giai đoạn phát triển mới hẳn.
Ông Trần Minh Tuấn. Ảnh: Phạm Hải. |
Như chúng ta hiểu, trước đó, phát thanh truyền hình hoạt động theo luật báo chí, chỉ có các cơ quan, đơn vị nhà nước làm, các doanh nghiệp không được phép tham gia. Sự đột biến đã xảy ra khi Chính phủ ban hành quyết định 22. Với quyết định này, trên cơ sở như vậy nếu các đài truyền hình có đủ năng lực thì có thể phát triển cả 2 nhiệm vụ là sản xuất nội dung và truyền dẫn phát sóng. Tuy nhiên, như anh Nhã đã nói thì để phát triển như vậy, các đài truyền hình phải thành lập các doanh nghiệp trực thuộc. Điều này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý, cho phép Đài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình Hà Nội thành lập các doanh nghiệp trực thuộc đài.
Cho tới vừa qua, Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh cũng được thành lập các doanh nghiệp trực thuộc đài và có những đài phát thanh truyền hình khác khi nội dung không đủ thời lượng không đủ sẽ chuyển sang sản xuất nội dung và những nội dung này sẽ được chuyển tải trên hệ thống mạng trên mạng của các doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp phát thanh truyền hình có đủ năng lực. Như vậy, chúng ta sẽ tạo nên sự phát triển đột biến và những đột biến này từ 2009 tới 2020 sẽ tròn 11 năm, khi đã xuất hiện doanh nghiệp thì mới xuất hiện khái niệm cạnh tranh và độc quyền.
Trở lại với bài học của ngành viễn thông, khi xã hội cạnh tranh, người dân sẽ được lợi. Đồng thời các doanh nghiệp cung phải chuyển đổi đển năng cao khả năng truyền dẫn phát sóng của mình cũng như chất lượng dịch vụ. Từ 2009 tới nay, tôi thấy thị trường truyền dẫn phát sóng đã có bước phát triển vượt bậc.
Nói tới chuyện độc quyền hay không chúng ta cũng cần phải suy nghĩ. Bởi lẽ, hiện này nói tới dịch vụ truyền hình trả tiền chúng ta đã có VCTV, VTV và AVG… Như vậy, hiện nay ít nhất là có 3 doanh nghiệp có dịch vụ truyền hình trả tiền. Tuy nhiên, nếu như có thêm các doan nghiệp khác tham gia thì sẽ rất tốt, đặc biệt là các doanh nghiệp viễn thông lớn với công nghệ và tiềm lực tài chính rất lớn của họ. Bản thân Bộ cũng đã cấp phép cho dịch vụ MyTV của VNPT và NetTV của Viettel tham gia rồi. Nhưng cũng cần thấy rằng, với các doanh nghiệp viễn thông nếu mạnh dạn đi vào công nghệ hiện đại sẽ chuyển đổi nhanh hơn. Và chúng ta cũng hướng tới tới 2020 về công nghệ truyền hình mặt đất, chúng ta sẽ hoàn thành chuyển đổi số hóa, đặc biệt là với thành phố trực thuộc TW, chúng ta sẽ hoàn thành chuyển đổi trước 31/12/2015. Đối với truyền hình cáp chúng ta cũng đã có lộ trình chuyển đổi dần sang truyền hình số.
Tôi cho rằng, viễn cảnh của truyền hình phát sóng trong 5-10 năm tới sẽ rất xán lạn. Tôi hy vọng các kênh truyền hình sẽ có chất lượng cao hơn, số lượng kênh truyền hình nhiều hơn, giá thấp hơn và đặc biệt là những người người dân ở vùng sâu vùng xa sẽ có cơ hội tiếp cận các dịch vụ như ở thành phố.
Nhà báo Bùi Bình Minh: Theo quy hoạch phát triển truyền dẫn phát sóng, phát thanh truyền hình thì Chính phủ sẽ không khuyến khích phát triển truyền hình cáp analog nữa. Vậy vì sao Bộ thông Truyền thông lại xem xét cấp phép cho Viettel phát sóng truyền hình cáp analog. Liệu điều này có trái quy hoạch phát triển của ngành phát thanh truyền hình hay không?
Ông Trần Minh Tuấn: Theo quy hoạch phát triển phát thanh truyền hình tới 2020, chúng tôi phân định có 3 phương thức truyền dẫn. Trong đó, truyền hình số mặt đất sẽ hướng tới chuyển từ truyền hình mặt đất sang số chia thành 4 nhóm. Trong đó, nhóm thứ nhất là các thành phố trực thuộc Trung ương sẽ hoàn thành trước 2015, các nhòm còn lại sẽ tiến hành theo lộ trình 2 năm một. Hướng tới năm 2020 chúng ta sẽ chuyển đổi toàn bộ truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất.
Đối với truyền hình cáp, trong quy hoạch có ghi rõ, hướng tới thứ nhất là phải sử dụng chung cơ sở hạ tầng, thứ 2 là ngầm hóa tuyến cáp để đảm bảo mỹ quan đô thị và thứ 3 là sử dụng công nghệ cao, hướng tới sử dụng công nghệ số.
Tuy nhiên, lộ trình này là tới năm 2020. Trong thời gian này các doanh nghiệp có thể tùy nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình có thể triển khai các công nghệ phù hợp. Như chúng tôi được biết, Viettel đã trình Bộ TT&TT đề án cung cấp truyền hình cáp dựa trên đường trục có sẵn để đưa truyền hình cáp tới các vùng sâu vùng xa để người dân có thể sử dụng với giá thành rẻ.
Chúng tôi thấy rằng, về công nghệ không phù hợp nhưng căn cứ một số văn bản như Nghị định 25 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn chi tiết về luật viễn thông và thứ 2 là Quy chế 20 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ là Quy chế hoạt động truyền hình trả tiền, nếu như doanh nghiệp đảm bảo các tiêu chí phù hợp với quy định trong 2 văn bản nêu trên thì Bộ TT&TT mới cấp phép.
- VietNamNet