Tin đồn về "ngày tận thế" của X-Class đã xuất hiện từ tháng 7 năm ngoái, khi trang Automotive News nói về việc dòng xe bán tải hạng sang này sẽ là nạn nhân trong kế hoạch cắt giảm chi phí của Daimler - tập đoàn sở hữu thương hiệu Mercedes-Benz. Và tin đồn không sai, hãng xe Đức xác nhận sẽ khai tử dòng X-Class vào cuối tháng 5 tới, khi dây chuyền sản xuất mẫu xe bán tải này tại nhà máy của Nissan ở Barcelona, Tây Ban Nha ngừng lại.
Thông báo trên được một đại diện của Mercedes-Benz đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn của trang Auto Motor und Sport. Người này cho biết, X-Class là một sản phẩm kén khách, chỉ bán được ở một số thị trường như Australia và Nam Phi.
Mercedes cho biết, hãng thường xuyên rà soát danh mục sản phẩm toàn cầu của mình để xác định xem mẫu xe nào nên tiếp tục, mẫu nào nên dừng lại, và hãng đã quyết định loại bỏ X-Class dù sản phẩm chỉ vừa mới có mặt trên thị trường.
Theo kế hoạch ban đầu, mẫu xe bán tải này sẽ được sản xuất ở Argentina và bán ở các thị trường Nam Mỹ, nhưng Daimler đã thay đổi vào tháng 2/2019, nói rằng mức giá kỳ vọng của các khách hàng ở châu Mỹ Latinh không khả thi về mặt kinh tế. Chia sẻ cơ sở gầm bệ và nhiều bộ phận khác với hai mẫu xe bán tải giá rẻ hơn là Nissan Navara và Renault Alaskan, nên X-Class dễ dàng bị khách hàng đem so sánh giá với hai mẫu xe này và khó được chấp nhận là một mẫu xe bán tải hạng sang thực thụ. Không khó hiểu khi nhiều người thấy không thuyết phục với một mẫu xe về cơ bản là Nissan Navara thêm thắt các chi tiết nội ngoại thất của Mercedes-Benz, dù hãng xe Đức luôn bác bỏ điều này.
Mercedes-Benz X-Class có giá bán từ 48.790 euro, đắt hơn gần 16.000 euro so với Nissan Navara và gần 4.000 euro so với Renault Alaskan. Hiện trên website của hãng ở Đức chỉ còn giới thiệu phiên bản động cơ diesel V6, còn hai bản thấp hơn - X250d và X220d với động cơ 4 xy-lanh, đã bị gỡ.
Có mặt trên thị trường từ cuối năm 2017, X-Class chỉ đạt doanh số 16.700 chiếc trong năm 2018. Đến năm 2019, doanh số toàn cầu tụt xuống chỉ còn 15.300 chiếc.
Theo Dân trí
Dân Trung Quốc từng đổ xô mua ô tô tránh SARS, nhưng virus corona thì ngược lại
Năm 2003, thị trường ô tô của Trung Quốc tăng trưởng bất ngờ sau đại dịch SARS ngược với lo ngại trước đó. Năm 2020, đất nước đông dân nhất thế giới phải đối phó với virus corona, nhưng mọi thứ đang đi ngược lại.