- Tại cuộc giao ban báo chí Thành uỷ chiều nay, UBND TP Hà Nội thông tin làm rõ việc Hà Nội đồng ý đổi hàng trăm ha đất lấy 5 tuyến đường nội đô.
Theo Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội Phạm Quý Tiên, 5 dự án BT vừa được trao giấy chứng nhận đầu tư tại hội nghị “Hà Nội 2018 - Hợp tác đầu tư và phát triển” đã được nghiên cứu trong giai đoạn 2009-2015, nhà đầu tư đã tự bố trí vốn để lập hồ sơ đề xuất dự án, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội Phạm Quý Tiên |
Đồng thời, Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương thực hiện theo hình thức BT và cho phép TP chỉ định nhà đầu tư đàm phán trực tiếp hợp đồng BT.
“Các dự án đều có khối lượng bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng để di dời các tổ chức, cá nhân chiếm tỷ trọng lớn (từ 42% đến 80% giá trị công trình BT)”, ông Tiên nói. Ông khẳng định, khi tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án bảo đảm công khai, minh bạch.
Theo PGĐ Sở TN&MT Nguyễn Hữu Nghĩa, diện tích đất đối ứng cho 5 dự án BT vừa được giao không đến 700ha. Trên thực tế, diện tích phục vụ nghiên cứu cho các dự án BT chỉ khoảng 270ha.
“270 ha đất đối ứng này không có nghĩa là mang tất cả số này đổi lấy các tuyến đường. Cao lắm chỉ chiếm khoảng 26% ”, ông Nghĩa cho biết.
Tổng diện tích 270ha bao gồm cả đất cây xanh, đất giao thông nội bộ, đất công cộng…. nên thực tế diện tích thương phẩm có thể khai thác để thu hồi vốn đầu tư công trình BT là thấp hơn.
Liên quan việc xác định giá đất để đổi lấy 5 con đường được tính toán như thế nào, ông Nghĩa giải thích, việc này được xác định trên cơ sở quy định pháp luật, với phương pháp, công thức tính cụ thể, hết sức khách quan. Bản thân Sở cũng phải thuê 1 đơn vị lập để xác định giá, sau đó báo cáo hội đồng thẩm định của TP.
“Cả quy trình khép kín, vì vậy không bao giờ có chuyện giá đất dự án BT thấp hơn giá đất giao cho dự án thương mại cùng vị trí. Không có sự chênh lệch, vì có sự thẩm định của nhiều cơ quan, nhiều bước chặt chẽ”, ông khẳng định.
Về thời điểm giao đất, theo ông Nghĩa, nếu khác với thời điểm ký hợp đồng thì không nhà đầu tư nào chịu.
PGĐ Sở TN-MT Nguyễn Hữu Nghĩa |
“Hợp đồng ký hôm nay thì chi phí thiết bị, nhân công, vật liệu phải tính giá hôm nay, chứ để sang năm không nhà đầu tư nào chịu”, ông Nghĩa nói.
Ông Phạm Quý Tiên cũng thông tin thêm, vấn đề thanh quyết toán với nhà đầu tư đều phải được kiểm toán xác định độc lập.
“Về giá đất có quy định, quy trình tính toán cụ thể, chứ không thể làm tuỳ tiện. Mặt khác cân đối giá đất và hợp đồng BT phải cùng thời điểm, có quy định chặt chẽ, không sợ thất thoát”, ông Tiên nhấn mạnh.
'Đất cũng là tiền, đấu giá không đơn giản'
Trước câu hỏi tại sao không đấu giá các khu đất để lấy tiền xây dựng các tuyến đường, ông Nghĩa cho hay, chủ trương của TP là có hạ tầng xã hội bằng nhiều con đường. Vì vậy, con đường nào thuận lợi nhất, đúng quy định nhất, ngắn nhất thì làm.
“Đất cũng là tiền. Không phải các cơ quan chuyên môn chúng tôi không suy nghĩ đến việc đấu giá đất nhưng thực hiện nó không đơn giản”, ông Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, mỗi năm Hà Nội đấu giá đất thu về trên 10.000 tỷ đồng nhưng kinh phí để GPMB có dự án chiếm đến 80%. Nguyên tắc muốn đấu giá thì phải đầu tư hạ tầng, chưa tính đến chi phí cho bộ máy hành chính thực hiện các công đoạn đấu giá, GPMB, quản lý dự án…
“Con đường đấu giá đất chưa phải là con đường thuận lợi nhất, vì vậy Hà Nội lựa chọn thông qua nhà đầu tư để làm. Quá trình làm đảm bảo tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật, tiết kiệm ngân sách, đỡ chi phí cho các hoạt động khác”.
Theo ông Nghĩa, con đường bao nhiêu tiền, đất bao nhiêu tiền đã được các cơ quan chức năng tính toán hết.
“Từ lúc triển khai đến lúc hoàn thành đều có giám sát của nhiều cơ quan chức năng. Sai ở đâu, nhũng nhiễu ở khâu nào thì tập thể, cá nhân đó phải chịu trách nhiệm của pháp luật. Theo tôi, quy định chặt chẽ như vậy thì rất khó xảy ra thất thoát”, ông Nghĩa nêu.
Đổi đất lấy công trình đâu phải là thượng sách
Thái Bình đang thực hiện dự án Trung tâm hội nghị tỉnh, kinh phí 230 tỷ đồng, xây dựng Tháp Thái Bình với số tiền 300 tỷ.
Hà Nội đổi hàng trăm ha đất lấy 5 cầu qua sông
Hà Nội sẽ giao hàng trăm ha đất cho các nhà đầu tư khi xây dựng các dự án cầu qua sông Hồng và sông Đuống.
Ngột ngạt Hà Nội: 4 vạn dân 'chui' vào 1 phường
Trước khi lên phường, Hoàng Liệt là xã thuần nông với khoảng 4.500 hộ (gần 14.000 người). Nhưng trong 5 năm qua, do chung cư mọc lên rầm rộ nên dân số của phường tăng đột biến.
Siêu cao tầng trong phố: Trên comple dưới chân đất
Dựng thêm nhiều tòa nhà hiện đại, chọc trời trên khuôn viên quá chật hẹp, không đồng bộ, chẳng khác gì mặc comple mà đi chân đất.
Hà Nội: Siêu đô thị mọc đến đâu, tắc đến đó
Vốn đang ùn tắc ngột ngạt nhưng Hà Nội vẫn tiếp tục cho xây các “siêu đô thị” ngay tại các khu vực trung tâm.
Hương Quỳnh