Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, nếu gia nhập NATO, Ukraina có thể dùng vũ lực để chiếm lại Crưm, từ đó có thể đẩy Nga và NATO vào xung đột quân sự. Một đòn đánh nhằm vào bất cứ thành viên NATO nào đều có nghĩa là tấn công cả khối và liên minh sẽ hành động tập thể để đáp trả nước tấn công.

Theo CNN-NEWS12, Tổng thống Putin rõ ràng đã nhắc nhở các nước về một tình huống chiến tranh với Nga - nước có số lượng đầu đạn hạt nhân nhiều nhất thế giới.

{keywords}
Hình ảnh một cuộc tập trận của Nga ở thao trường Kapustin Yar năm 2020. Ảnh: AP

Nhưng liệu có thể xảy ra một cuộc tấn công mà nền văn minh nhân loại sẽ bị loại bỏ hoàn toàn và đẩy trái đất vào mùa đông hạt nhân tối tăm vĩnh viễn?

Theo Sổ tay Hạt nhân của Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS), Nga có kho gồm 4.497 đầu đạn hạt nhân, với 1.760 đầu đạn đang chờ tháo dỡ, tính đến tháng 1/2021. NATO cũng có kho hạt nhân của mình, chủ yếu từ Mỹ, nước có 3.800 đầu đạn hạt nhân, với 1.750 đầu đạn đã "về hưu" chờ giải giáp. Mỹ đang triển khai khoảng 1.800 đầu đạn.

Theo Tình trạng Các lực lượng Hạt nhân thế giới của FAS, hai nước NATO khác là Pháp và Anh đang nắm giữ lần lượt 290 và 225 vũ khí.

Trong trường hợp Ukraina gia nhập NATO và NATO – Nga rơi vào xung đột, liệu một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra? Theo giới chuyên gia, khả năng này khó trở thành hiện thực.

Cuộc tấn công hạt nhân duy nhất mà thế giới chứng kiến đến nay là ở Nhật Bản vào thời Thế chiến 2. Thành phố Hiroshima hứng quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống vào 6/8/1945, và thành phố Nagasaki bị tấn công vào ngày 9/8/1945. Hai vụ nổ đã gây ra sự hủy diệt và thương vong khủng khiếp, buộc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện.

Những gì xảy ra ngay sau hai vụ nổ mới là khởi đầu của một chuỗi thảm họa trong tương lai, gồm nhiễm phóng xạ và những ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của những người còn sống. Họ chịu nhiều căn bệnh quái ác như ung thư, teo não, tâm thần hoặc không phát triển cơ thể bình thường.

Ngày nay, các kho hạt nhân trên thế giới có những quả bom còn mạnh hơn thế. FAS ước tính, 9 quốc gia đang sở hữu vũ khí hạt nhân hiện có tổng cộng 13.150 vũ khí như vậy. Trong số này, 3.650 đầu đạn đã được triển khai ở các căn cứ tên lửa hoặc ném bom, với 2.000 đầu đạn trong tình trạng báo động cao.

Năm 1945, Nhật Bản không có lá chắn hạt nhân nào. Năm 2022, nếu một tình huống giống chiến tranh xảy ra giữa hai nước hoặc hai nhóm có vũ khí hạt nhân, và nếu các vũ khí hạt nhân được sử dụng đồng thời, khả năng hủy diệt gần như hoàn toàn tự nó sẽ đóng vai trò như một lá chắn. Vì vậy, nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân là rất nhỏ.

Tuy vậy, thế giới có thể chứng kiến một cuộc tấn công quân sự ở mức giới hạn trong tương lai, nếu đàm phán về khủng hoảng Ukraina thất bại. Trong trường hợp đó, Ukraina có thể chứng kiến thêm một chiến trường mới nữa mở ra ngoài khu vực miền đông, nơi các nhóm thân Nga đang đòi ly khai. 

Như vậy, cuộc khủng hoảng Ukraina nếu leo thang thành chiến tranh thì sẽ chỉ ở mức giới hạn, chứ không phải là cuộc chiến hạt nhân giữa hai bên có vũ khí hạt nhân. 

Tình hình căng thẳng tại Ukraine hiện nay

Thanh Hảo

Cuộc khủng hoảng Ukraina sẽ được định đoạt vào tuần tới?

Cuộc khủng hoảng Ukraina sẽ được định đoạt vào tuần tới?

Sự hội tụ của một loạt sự kiện trong tuần tới sẽ có thể quyết định liệu bế tắc Ukraina sẽ được hóa giải một cách hòa bình hay châu Âu sẽ lâm vào chiến tranh.