{keywords}
Mái nhà 'nhàn rỗi' còn nhiều tiềm năng để khai thác thay vì bỏ phí không sử dụng

Theo số liệu của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), tính đến giữa tháng 09/2020, cả nước đã có 50.362 dự án điện mặt trời, đạt công suất lắp đặt 1.299 MWp, sản lượng thực tế phát lên lưới điện là 615.823 MWh, giúp giảm phát thải 562.247 tấn khí CO₂. 

Tiềm năng của sự phát triển này vẫn còn là rất lớn khi Ngân hàng Thế giới dự đoán con số là 13.000-15.000 MWp, còn các chuyên gia nhận định điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam có thể đạt sản lượng điện khả thi là 5.000-6.000 MWp.

Để đạt được con số nêu trên, điện mặt trời vẫn còn vô hạn tiềm năng cho sự phát triển với các mái nhà ‘nhàn rỗi’. Thông qua nền tảng EVN Solar, chủ hộ là người sở hữu mái nhà có thể đăng ký cho thuê hoặc đăng ký lắp đặt một cách dễ dàng.

Hiện nay, suất đầu tư cho mỗi kWp điện mặt trời mái nhà đang có mức giá rẻ gần hơn một nửa so với trước kia, dao động từ 14-17 triệu đồng/kWp. Mức giá này đủ cho chủ đầu tư có lãi muộn nhất là từ năm thứ 7, với tuổi thọ của tấm pin năng lượng mặt trời dao động trên 10 năm.

Các ưu đãi có liên quan đến điện mặt trời mái nhà cũng đang là hết sức hấp dẫn. Từ cơ hội tiếp cận các khoản tín dụng xanh trị giá cả nghìn tỷ đồng tới giá mua điện được áp đến 20 năm (1.943đồng/kWh) nếu hòa lưới điện quốc gia trong khoảng thời gian từ nay đến hết 31/12/2020. 

Các chủ đầu tư quan tâm tới lĩnh vực điện mặt trời nên nắm lấy thời cơ vàng này. Với các chủ đầu tư nhỏ lẻ, doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải chịu thuế còn trên 100 triệu đồng/năm chỉ phải nộp mức thuế là 2%.

Các chủ đầu tư quy mô lớn hoặc các doanh nghiệp có thể tiếp cận các gói tín dụng xanh của các ngân hàng với ưu đãi lên tới 70% tổng giá trị đầu tư vào hệ thống điện mặt trời mái nhà. Tài sản bảo đảm cho khoản vay này chính là hệ thống điện mặt trời mái nhà hình thành sau đầu tư, nguồn thu từ hợp đồng mua bán điện.

Theo ước tính của các chuyên gia, biên lợi nhuận gộp trong lĩnh vực này hiện dao động từ 65-75%, đồng thời được hưởng nhiều ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư là doanh nghiệp. 

Tùy từng địa phương, các doanh nghiệp đầu tư có thể được hưởng mức thuế suất thuế TNDN 10% trong vòng 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% thuế phải nộp trong vòng 9 năm, miễn thuế nhập khẩu 5 năm đối với nguyên liệu vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ dự án.

Tuy vậy, các chủ đầu tư cần nắm rõ tình trạng dự án ở các tỉnh thành và khả năng đấu nối của ngành điện. Hiện khu vực miền Nam đã có 240 dự án với tổng công suất 229 MWp vượt khả năng giải tỏa công suất, tập trung chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh.

Còn ở miền Trung, có 519 dự án với tổng công suất 414,2 MWp đã đăng ký đấu nối nhưng không đáp ứng giải tỏa công suất, tập trung tại các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai).

Vì thế, các nhà đầu tư lớn và doanh nghiệp cần liên tục cập nhật thông tin về khả năng đấu nối trên các website của EVN ở từng địa phương. Hiện tại, EVN vẫn liên tục đưa vào vận hành các công trình lưới điện từ 110kV đến 500kV cùng các trạm biến áp để giải tỏa áp lực quá tải lưới điện. 

{keywords}
Điện mặt trời mái nhà sẽ khai thác hết công năng sử dụng của nhà mặt đất hiện nay

Tính đến hết tháng 8/2020, 52 nhà máy điện mặt trời tại khu vực phía Nam đã đóng điện, đi vào vận hành, với tổng công suất lắp đặt là 2.584,35 MWp, tăng 25 MWp so với cùng kỳ tháng trước. Tám tháng đầu năm nay, các nhà máy điện mặt trời phía Nam đã tạo ra 2,26 tỷ kWh, chiếm 4,43% tổng sản lượng điện toàn hệ thống điện miền Nam.

Đây là những tín hiệu hết sức tích cực cho thấy ngành điện đã, đang và sẽ nhận được sự chung tay giúp sức của toàn dân trong cuộc chạy đua sản xuất năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường. 

Phương Nguyễn

Sản xuất ô tô trong nước sụt giảm

Sản xuất ô tô trong nước sụt giảm

141.700 xe ô tô các loại đã được sản xuất tại Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2020, sụt giảm so với con số 162.000 chiếc cùng kỳ năm ngoái.