Rạng sáng ngày 11/4, CEO Facebook ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về bê bối dữ liệu người dùng và việc làm ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Mark Zuckerberg đã có cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ kéo dài trong 5 giờ.

Tuy nhiên, do một số câu hỏi của các thượng nghị sĩ đưa ra chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản nên quá nửa thời gian, Mark Zuckerberg chỉ đơn giản diễn giải lại các bài đăng trên blog và phát biểu mà CEO này đã làm trước đó. Phần còn lại, Zuckerberg chỉ đơn thuần giải thích chức năng cơ bản của Facebook và cách thức hoạt động như thế nào.

{keywords}
CEO Facebook điều trần trước Quốc hội Mỹ.

Những câu trả lời lặp đi lặp lại của vị CEO này rất ít thông tin để có thể xem xét vấn đề của Facebook đúng hay sai.

CEO Facebook đã đưa ra các lập luận thuyết phục rằng mạng xã hội này đang chuộc lỗi cho những sai lầm của mình, ý thức được trách nhiệm của mình và có những kế hoạch cụ thể để cải thiện bảo mật dữ liệu người dùng.

{keywords}
Mark Zuckerberg ra điều trần. Ảnh: USA Today.

Mỗi thượng nghị sỹ chỉ có 5 phút để đặt câu hỏi trực tiếp với một hàng dài đang chờ đợi đến lượt mình. Các câu hỏi ít tập trung vào các vấn đề phức tạp và thậm chí còn không có thời gian để có thể tập trung tìm ra câu trả lời có đúng sự thật hay không.

Thượng nghị sĩ Hassan cho rằng mình đã nghe Mark và Facebook xin lỗi quá nhiều lần, nhưng mọi chuyện vẫn cứ lặp lại như vậy. Ông Hassan đặt câu hỏi về việc Facebook có một khoản đầu tư nghiêm túc nào cho việc bảo vệ những dữ liệu của người dùng hay không.

CEO Facebook chọn cách trả lời khôn khéo rằng, vụ việc lần này đã làm công ty cảm tổn thương nặng nề. Việc cần làm bây giờ là xây dựng lại lòng tin của mọi người với Facebook.

Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal đặt câu hỏi chất vấn Zuckerberg về việc Facebook có bản thoả thuận với Aleksandr Kogan, người đã phát triển một ứng dụng trắc nghiệm về tính cách con người trên Facebook và cung cấp dữ liệu 50 triệu người dùng cho Cambridge Analytica.

"Các ông có đọc thỏa thuận này chưa?", ông Richard Blumenthal chất vấn.

CEO của Facebook trả lời: "tôi không đọc hết".

Thượng nghị sĩ này cho rằng Facebook đã làm ngơ dù biết Kogan vi phạm điều khoản của mình. Và rằng Zuckerberg và Facebook đã tối ưu hóa lợi nhuận từ chính vấn đề bảo mật này.

Video CEO Facebook điều trần trước Quốc hội Mỹ về bê bối Cambridge Analytica. Nguồn: CNET/Sub: Như Quỳnh

Các câu hỏi quan trọng về vấn đề dữ liệu người dùng như: Liệu Facebook có che giấu vụ bê bối Cambridge Analytica để bảo vệ nền tảng phát triển của mình? Zuckerberg và các lãnh đạo Facebook khác đã vi phạm niềm tin khi họ xoá các tin nhắn khỏi hộp thư của người nhận? Tại sao Instagram không cho phép người dùng xuất dữ liệu theo cách mà họ có thể thực hiện được như với Facebook?

Công chúng không nhận được bất cứ câu trả lời nào.

Các nhà đầu tư đã khen ngợi cách trả lời đơn điệu của CEO Facebook. Điều này thể hiện ở việc giá cổ phiếu công ty tăng 4,5%. Trước đó, cổ phiếu của Facebook đã giảm sâu sau khi bê bối lộ dữ liệu người dùng bị phanh phui.

{keywords}
Cổ phiếu Facebook tăng vọt sau các câu trả lời của Zuckerberg trước Quốc hội Mỹ.

 

H.N. (tổng hợp)

Đồng sáng lập Steve Wozniak của Apple xác nhận từ bỏ Facebook

Đồng sáng lập Steve Wozniak của Apple xác nhận từ bỏ Facebook

Steve Wozniak là nhân vật nổi tiếng tiếp theo hưởng ứng phong trào Delete Facebook sau vụ bê bối liên quan đến dữ liệu của 87 triệu người dùng.

Facebook đình chỉ thêm một công ty vì lộ dữ liệu người dùng

Facebook đình chỉ thêm một công ty vì lộ dữ liệu người dùng

Sau vụ bê bối dò rỉ dữ liệu của Cambridge Anatalyca, Facebook vừa đình chỉ hoạt động một công ty khác do vi phạm chính sách của mạng xã hội này.

Facebook sẽ bị tẩy chay 24 giờ vào ngày 11/4 tới

Facebook sẽ bị tẩy chay 24 giờ vào ngày 11/4 tới

Ngày 11/4 tới đây là ngày diễn ra sự kiện Facebook Operation - ngừng dùng Facebook, lên tiếng bảo vệ dữ liệu người dùng Facebook.