Bản báo cáo mới nhất của Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ công bố ngày hôm qua cho biết, hình ảnh dự đoán sự di chuyển của đám mây phóng xạ cho thấy mây phóng xạ từ sự cố nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản có thể đang đi qua lãnh thổ Việt Nam và Đông Nam Á.
TIN LIÊN QUAN
Tuy vậy, cho tới thời điểm hiện tại trạm quan trắc đặt tại Phillipines vẫn chưa ghi nhận được có sự thay đổi đáng kể nồng độ hạt nhân phóng xạ trong không khí. Và dù có sự thay đổi đáng kể, thì nền phông phóng xạ hiện tại vẫn không thay đổi vì nồng độ hạt nhân phóng xạ đo được hiện nay rất thấp so với mức cho phép và không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Tại Việt Nam, các trạm quan trắc của Viện Năng lượng nguyên tử đã ghi nhận các đồng vị phóng xạ trong không khí tại Lạng Sơn, Ninh Thuận và Đà Lạt. Trước đó, hôm 10/4, trạm quan trắc phóng xạ môi trường của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân ở Hà Nội đã phát hiện được đồng vị phóng xạ nhân tạo Cs-134 trên lá cây thông với hàm lượng rất nhỏ. Thành phố Hồ Chí Minh cũng ghi nhận được các đồng vị phóng xạ nhân tạo I-131, Cs-134 và Cs-137.
Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, các đồng vị phóng xạ nhân tạo ghi nhận được đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.
Về tình hình Nhật Bản, hôm qua, 12/4, Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (METI) đã quyết định nâng mức xếp loại cho sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I từ mức 5/7 lên mức 7/7, mức cao nhất trong thang sự cố hạt nhân INES của IAEA, ngang bằng với tai nạn hạt nhân Chernobyl năm 1986.
Tuy vậy NISA cho biết lượng phóng xạ này chỉ bằng khoảng 10% so với tai nạnChernobyl. Sự thay đổi này được Nhật Bản đưa ra dựa trên ước tính về lượng phóng xạ đã phát tán ra khí quyển từ tai nạn tại nhà máy Fukushima I.
Việc công bố xếp loại thang sự cố mới này không có nghĩa là sự cố đã trở lên trầm trọng hơn so với ngày hôm qua, mà chỉ là đánh giá lại tình trạng thực tế của sự cố đã xảy ra.
Lê Văn (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN
Mây phóng xạ từ Nhật vào VN: Nguy hiểm?
Mây phóng xạ nhỏ dần khi vào miền Bắc
Bàn chuyện thanh tẩy chất phóng xạ ở Fukushima
Mây phóng xạ nhỏ dần khi vào miền Bắc
Bàn chuyện thanh tẩy chất phóng xạ ở Fukushima
Tuy vậy, cho tới thời điểm hiện tại trạm quan trắc đặt tại Phillipines vẫn chưa ghi nhận được có sự thay đổi đáng kể nồng độ hạt nhân phóng xạ trong không khí. Và dù có sự thay đổi đáng kể, thì nền phông phóng xạ hiện tại vẫn không thay đổi vì nồng độ hạt nhân phóng xạ đo được hiện nay rất thấp so với mức cho phép và không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Tại Việt Nam, các trạm quan trắc của Viện Năng lượng nguyên tử đã ghi nhận các đồng vị phóng xạ trong không khí tại Lạng Sơn, Ninh Thuận và Đà Lạt. Trước đó, hôm 10/4, trạm quan trắc phóng xạ môi trường của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân ở Hà Nội đã phát hiện được đồng vị phóng xạ nhân tạo Cs-134 trên lá cây thông với hàm lượng rất nhỏ. Thành phố Hồ Chí Minh cũng ghi nhận được các đồng vị phóng xạ nhân tạo I-131, Cs-134 và Cs-137.
Hình ảnh dự đoán sự di chuyển của đám mây phóng xạ cho thấy mây phóng xạ đang đi qua lãnh thổ Việt Nam. |
Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, các đồng vị phóng xạ nhân tạo ghi nhận được đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.
Về tình hình Nhật Bản, hôm qua, 12/4, Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (METI) đã quyết định nâng mức xếp loại cho sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I từ mức 5/7 lên mức 7/7, mức cao nhất trong thang sự cố hạt nhân INES của IAEA, ngang bằng với tai nạn hạt nhân Chernobyl năm 1986.
Tuy vậy NISA cho biết lượng phóng xạ này chỉ bằng khoảng 10% so với tai nạnChernobyl. Sự thay đổi này được Nhật Bản đưa ra dựa trên ước tính về lượng phóng xạ đã phát tán ra khí quyển từ tai nạn tại nhà máy Fukushima I.
Việc công bố xếp loại thang sự cố mới này không có nghĩa là sự cố đã trở lên trầm trọng hơn so với ngày hôm qua, mà chỉ là đánh giá lại tình trạng thực tế của sự cố đã xảy ra.
Lê Văn (Tổng hợp)