Giáo sư Đại học Oxford Dame Sarah Gilbert, "mẹ đẻ" của vắc xin AstraZeneca. Ảnh: Reuters |
Hai năm kể từ khi bùng phát, đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 265 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh và hơn 5 triệu người thiệt mạng. Mặc dù vậy, Giáo sư Đại học Oxford Dame Sarah Gilbert, nhà khoa học Anh được coi là "mẹ đẻ" vắc xin AstraZeneca/Oxford, cho rằng thế giới vẫn chưa thể sớm thoát đại dịch, trong khi đó, Covid-19 có thể chưa phải đại dịch chết chóc cuối cùng mà con người phải đối mặt.
"Đây không phải lần cuối cùng một loại virus đe dọa mạng sống và sinh kế của chúng ta. Sự thật là đại dịch tiếp theo thậm chí có thể tồi tệ hơn nữa. Nó có thể lây lan hơn nữa, hoặc chết chóc hơn nữa hoặc cả hai", giáo sư Gilbert nói. Do vậy, bà kêu gọi thế giới đầu tư cho các nghiên cứu để "phòng thủ" trước các đại dịch.
Bình luận về Omicron, biến chủng mới của SARS-CoV-2, Giáo sư Gilbert cho biết, các dữ liệu ban đầu cho thấy biến chủng này có khả năng lây lan cao hơn so với các chủng khác của virus, và có thể làm giảm hiệu quả của kháng thể được tạo ra nhờ vắc xin hoặc nhờ từng mắc Covid-19.
Bà nhấn mạnh, điều này không có nghĩa là biến chủng mới vô hiệu hóa hiệu quả của vắc xin Covid-19 trong việc giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong do Covid-19. Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo: "Cho đến khi có thêm dữ liệu, chúng ta vẫn nên thận trọng, từng bước làm chậm đà lây lan của biến chủng mới này".
>>> Cập nhật tình hình dịch Covid-19 mới nhất
Theo Dân Trí
Thông tin bất ngờ về ca mắc Omicron đầu tiên ở Mỹ, Hàn Quốc siết hạn chế
New York Times đưa tin, người có thể là bệnh nhân đầu tiên mắc Omicron tại Mỹ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 trước cả khi Nam Phi công bố phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Biến thể Omicron lan rộng ra nhiều nước, Mỹ phát tín hiệu lạc quan
Biến thể Omicron tiếp tục lây lan mạnh ở một số quốc gia, tuy nhiên, mới đây, các chuyên gia y tế Mỹ đã phát đi những tín hiệu lạc quan.