- Em quê ở Nam Định. Cách đây ba năm, do điều kiện gia đình làm nông khó khăn nên hai vợ chồng khăn gói lên Hải Phòng xin việc. Tại đây, em xin làm công nhân may cho một công ty nhỏ, lương tháng hơn 3 triệu đồng. Công ty có đóng bảo hiểm y tế cho em tại Bệnh viện thành phố Hải Phòng. Sắp tới sinh con, chồng em lại muốn về quê để bố mẹ chồng tiện chăm sóc. Luật sư cho em hỏi: Nếu em không sinh con ở Hải Phòng mà muốn về Nam Định sinh thì có được hưởng bảo hiểm không? Mức hưởng là bao nhiêu và phải làm những thủ tục gì?
TIN BÀI KHÁC
Ảnh minh họa |
Nội dung Bạn đọc tragiang197 hỏi, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:
Trường hợp 1: Nếu bạn vẫn tiếp tục làm việc thì thủ tục để hưởng chế độ thai sản:
Quyết định 01/2014, Điều 9. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản
1. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đi khám thai, lao động nữ bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai gồm:
1.1. Sổ bảo hiểm xã hội.
1.2. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số C65-HD) hoặc giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao), sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao).
2. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội sinh con, gồm:
2.1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2.2. Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con. Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao) của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).
Điều 12, khoản 4 Quyết định 01/2014, Người sử dụng lao động lập danh sách quy định tại Khoản 3 Điều 8, Khoản 6 Điều 9 và Điều 10, nộp 01 bản cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đóng bảo hiểm xã hội kèm theo hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản của từng người lao động (không bao gồm sổ bảo hiểm xã hội) cùng toàn bộ cơ sở dữ liệu của số đối tượng đã giải quyết trong đợt hoặc trong tháng hoặc trong quý để xét duyệt và thực hiện quyết toán theo từng quý kinh phí chi chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Như vậy, khi bạn đang làm việc và nghỉ thai sản thì đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách và gửi kèm hồ sơ đến BHXH để đề nghị chế độ thai sản cho bạn.
Trường hợp 2: Trường hợp bạn thôi việc trước thời điểm sinh con
Quyết định 01/2014, Điều 11. Trách nhiệm của người lao động
2. Người lao động đã thôi việc: Nộp cho Bảo hiểm xã hội huyện nơi cư trú hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 5 Điều 9.
Hồ sơ theo khoản 5 Điều 9 gồm. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, gồm:
5.1. Hồ sơ như quy định tại các Khoản 2, 3 và các Điểm 4.1, 4.2 Khoản 4 của Điều này.
5.2. Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc đơn của người lao động nhận nuôi con nuôi (mẫu số 11B-HSB).
Căn cứ theo quy định trên, bạn có thể về nơi bạn sinh con để hưởng bảo hiểm thai sản. Theo quy định tại Điều 35 Luật BHXH 2006 thì mức hưởng chế độ thai sản:
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc