Việc Mỹ trở lại châu Á không nhất thiết dẫn tới xung đột với vị trí của
Trung Quốc hôm nay cũng như trong tương lai. Nhưng điều phụ thuộc không
chỉ ở việc hai nhà khổng lồ sẽ làm gì mà còn ở phản ứng thế nào tại châu Á.
Chính sách đối ngoại với tâm điểm trở lại châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama mang nhiều mục đích.
Một số thành viên đảng Cộng hòa cho rằng, thực ra Mỹ chưa từng lãng quên khu vực này. Bản thân nhiều nơi tại châu Á, nhất là Đông Nam Á đã cảm nhận sự thay đổi về nhận thức cũng như hành động của Mỹ, mà việc tham dự hội nghị thượng đỉnh với ASEAN là một điểm cao mới, hay sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ trong tranh cãi chủ quyền ở Biển Đông gần đây.
TQ tăng tốc quân sự, nhiều nước lo 'rào giậu'
ASEAN - TQ bàn xây dựng quy tắc ứng xử ở Biển Đông
Tập Cận Bình ở California: Hé lộ điều TQ thực sự muốn
ASEAN - TQ bàn xây dựng quy tắc ứng xử ở Biển Đông
Tập Cận Bình ở California: Hé lộ điều TQ thực sự muốn
Chính sách đối ngoại với tâm điểm trở lại châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama mang nhiều mục đích.
Một số thành viên đảng Cộng hòa cho rằng, thực ra Mỹ chưa từng lãng quên khu vực này. Bản thân nhiều nơi tại châu Á, nhất là Đông Nam Á đã cảm nhận sự thay đổi về nhận thức cũng như hành động của Mỹ, mà việc tham dự hội nghị thượng đỉnh với ASEAN là một điểm cao mới, hay sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ trong tranh cãi chủ quyền ở Biển Đông gần đây.
Ảnh: wordpress |
Nhiều người hoan nghênh nhưng cũng có không ít câu hỏi đặt ra về mục đích của Mỹ và khả năng chịu đựng của họ trước một Trung Quốc đang trỗi dậy. Ở Bắc Kinh, phản ứng với “trục xoay” của Mỹ dường như trái ngược tới tiêu cực.
Trong khi đó, Myanmar lại đặt ra một ví dụ mạnh mẽ với sự thay đổi chính trị ấn tượng, cởi mở với phương Tây. Một số người nhìn vào sự trở lại của Mỹ và sự thoái lui của Trung Quốc. Không khó để hình dung về một cuộc đua tranh đang nổi lên - nếu không phải về quân sự sẽ là cuộc cạnh tranh về ảnh hưởng.
Liệu sẽ có một logic tương tự áp dụng cho tất cả Đông Nam Á? Rất có thể. Nhưng các nước trong khu vực không phải là tờ giấy trắng để những nước lớn có thể tự do viết lách. Thái độ và hành động của các nước ở giữa được xem là vấn đề.
Lần nữa hãy nhìn lại Myanmar. Nhiều ý kiến cho rằng, sự gia tăng của Trung Quốc ngày càng khiến các nhà lãnh đạo Myanmar không thấy thoải mái. Nhưng nỗ lực tiến gần hơn tới các nước khác không nhất thiết phải loại trừ Trung Quốc. Trong khi rất nhiều chú ý tập trung vào chuyến thăm hiếm hoi cả nửa thế kỷ của một ngoại trưởng Mỹ - bà Hillary Clinton - tới Myanmar, thì lại không nhiều người chú ý rằng, Bắc Kinh đã ký kết với quốc gia Đông Nam Á này một thỏa thuận chiến lược ngay trước khi bà Hillary bắt đầu chuyến công du.
Điều kiện địa lý không thể tránh khỏi những yêu cầu tiếp tục hợp tác với một người hàng xóm khổng lồ và trỗi dậy. Bởi thế, thay vì chuyển hướng tới phương Tây, những gì đang diễn ra có thể mô tả một cách tốt hơn là sự chuyển dịch cân bằng.
Những cân nhắc tương tự cần được tính tới ở những quốc gia Đông Nam Á khác. Indonesia lớn hơn và xa hơn Myanmar, nhưng phần lớn xuất khẩu năng lượng và bán tài nguyên khác sang thị trường Trung Quốc. Sự tăng trưởng trong lĩnh vực đó đã thúc đẩy nền kinh tế của Indonesia. Indonesia đã nỗ lực chào đón Tổng thống Mỹ Barack Obama, tận dụng sợi dậy cá nhân từ những ngày thiếu thời ông sống ở Jakarta và công nhận tầm quan trọng của Indonesia.
Mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước được công bố vào tháng 11/2010 và một năm sau đó, thỏa thuận trị giá 600 triệu USD đối phó với Thách thức Thiên niên kỷ đã được ký kết để giúp Indonesia giảm nghèo. Quan hệ Indonesia - Mỹ được mở rộng hơn, đào sâu hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ quân sự lại diễn ra chậm hơn. Indonesia đã khéo léo quản lý trong mối quan hệ với Trung Quốc để đảm bảo tiếp tục sự cân bằng.
Các ví dụ cho thấy, các nước ASEAN không thụ động trong mối quan hệ với Mỹ. Vậy thì liệu các hành động của Mỹ sẽ góp phần duy trì hòa bình trong khu vực hay gây ra hiệu ứng ngược? Liệu mỗi nước sẽ đi theo con đường riêng hay ASEAN có thể tìm sự cân bằng và gắn kết?
Tổ chức này đa dạng và không thiết lập một chính sách an ninh hay đối ngoại chung kiểu như Liên minh châu Âu. Nhưng ASEAN từng gắn kết với nhau khi phải đối phó với các cuộc xung đột trong quá khứ. Rất có thể đây là lúc để các thành viên ASEAN cân đối chính sách trong mối quan hệ với Mỹ cũng như Trung Quốc.
Việc Mỹ trở lại châu Á không nhất thiết dẫn tới xung đột với vị trí của Trung Quốc hôm nay cũng như trong tương lai. Nhưng nhiều điều phụ thuộc không chỉ ở việc hai nhà khổng lồ sẽ làm gì mà còn ở phản ứng thế nào tại châu Á.
Ít nhất, ASEAN có thể cố gắng nhất trí tránh cái gọi là khiêu khích. Tiếp cận một cách cân bằng hơn và tránh nhận thức đứng về một bên nào. Đây là điều không hề dễ dàng nhưng là chìa khóa để đảm bảo sự thống nhất của Hiệp hội khi cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung ngày một nóng lên. Nếu các quốc gia ASEAN có cách tiếp cận cân bằng và liên kết hơn, họ có thể gia tăng hy vọng để tiếp tục hòa bình.
• Tác giả Simon Tay là chủ tịch Viện Các vấn đề quốc tế của Singapore và giảng dạy luật quốc tế tại khoa Luật, Đại học Quốc gia Singapore.
Thái An (theo Todayonline)