Nước Mỹ đã bắt đầu bước vào cuộc đua nước rút cho kỳ bầu cử Tổng thống. Các bên đều đã chính thức công bố ứng viên Tổng thống và Phó Tổng thống. Và nước Nga vẫn phủ bóng trong cuộc đua này.
Mỹ yêu cầu Nga gia hạn đóng cửa cơ quan viện trợ
Chiến dịch phía trước của Romney và Obama
Thảm kịch trên đường tranh cử của Obama
Obama: Mỹ khá hơn nhiều so với 4 năm trước
Vận đen của Romney
Kinh tế Mỹ trông đợi gì ở Mitt Romney?
Nhìn lại hai sứ mệnh của Romney
Không phải vì ông Obama có quan tâm gì đặc biệt tới Moscow, mà bởi vì ông cần sự trợ giúp của Nga để thực thi một số ưu tiên trong nhiệm kỳ của mình - như thúc đẩy việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, đối phó với tình hình ở Afghanistan, và cố gắng ngăn các rắc rối từ chương trình hạt nhân của Iran.
Kể từ khi vai trò của nước Nga trở nên không thể bỏ qua, ông Obama đã xúc tiến 'tái thiết' với Moscow. Và trong chừng mực nào đó, ông Obama tương đối thành công, ít nhất là so với một số lĩnh vực ưu tiên trong nghị trình quốc tế của ông. Đó cũng có thể là lý do vì sao phe Cộng hòa lại xoáy vào đó để tấn công chính sách đối ngoại của ông Obama. Và đó cũng có thể là nguyên nhân tại sao ứng viên Mitt Romney lại tuyên bố thẳng thừng rằng Nga chính là kẻ thù số một của Mỹ về mặt địa chính trị.
Mâu thuẫn trong tuyên bố cứng rắn của ông Romney chính ở điểm trên thực tế nó không có bất kỳ cơ sở nào thuyết phục. Trong mọi trường hợp, hầu như không thể đoán định được chiều hướng giả thuyết chính quyền Romney sẽ chọn để ứng xử với Nga. Cả ứng viên Tổng thống Romney và Phó tướng Paul Ryan đều không có kinh nghiệm về quan hệ quốc tế.
Khi Thượng Nghị sĩ John McCain - ứng viên Tổng thống năm 2008 - đưa ra những lời bình luận rất tiêu cực về phía Nga, không ai nghi ngờ rằng những lời lẽ đó sẽ thành hiện thực một khi ông McCain trở thành Tổng thống. Điều này là vì quan điểm mạnh mẽ của ông McCain ăn sâu bám rễ trong tiểu sử và thời gian dài ông làm chính trị. Nhưng trường hợp của ông Romney lại khác. Quan điểm của ông không hề liên quan, và ông chỉ đơn thuần là nói lại câu nói rập khuôn lỗi mốt để định hình nên lập trường của riêng mình về vấn đề đối ngoại và về nước Nga. Chỉ đến khi thắng cử, có lẽ ông Romney mới bắt đầu suy tính kỹ việc cần làm.
Moscow không hề bỏ qua những gì mà ông Romney nói, và Tổng thống Vadlimir Putin đã ám chỉ trong bài phỏng vấn mới đây rằng thái độ thù địch này của phe Cộng hòa có thể ảnh hưởng tới quan hệ hai nước trong tương lai. Cùng lúc, ông Putin nhấn mạnh rằng điện Kremlin đã sẵn sàng làm việc với bất kỳ vị Tổng thống nào sẽ đắc cử sắp tới của Mỹ để giải quyết các vấn đề trong mối quan tâm chung.
Thứ trưởng Ngoại giao Sergey Ryabkov đặc trách quan hệ Nga - Mỹ nhấn mạnh rằng Moscow không cần đánh giá quá cao các tuyên bố của Mỹ trong các chiến dịch tranh cử. Phe ông Romney có thể sẽ đạt được các diễn biến hữu hình chỉ sau khi ông thắng cử - còn lúc này chưa có gì rõ ràng cả.
Trong khi đó, những ý đồ của ông Obama lại dễ nhìn nhận hơn. Về cơ bản, ông Obama muốn tiếp tục các đường hướng như đã vạch nên trong chính sách tái thiết. Điều này nghe có vẻ tích cực, và ông Putin cũng như người tiền nhiệm Medvedve đã nhắc đến những trải nghiệm tốt với ông Obama. Tuy nhiên, vấn đề này lại có thể gây cho quan hệ giữa hai nước trở nên phức tạp hơn trong nhiệm kỳ tới.
Ông Obama hy vọng củng cố và tăng cường chính sách tái thiết với Nga, và thậm chí còn ngụ ý với ông Medvedev rằng ông có thể sẽ linh hoạt hơn trong nhiệm kỳ tiếp, nếu tái đắc cử. Nhưng đồng thời, điều này cũng gây ra rắc rối. Nghị trình tái thiết duy trì trong năm 2009-2010 đã trở nên quá tải.
Nga không còn hứng thú với việc tiếp tục cắt giảm vũ khí hạt nhân, bởi vì theo quan điểm của Moscow, kho vũ khí hiện nay của họ đã được cho là đủ dùng để đảm bảo an ninh quốc gia.
Nga cũng sẽ không ủng hộ các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Iran vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả những gì Nga từng trải qua với Libya và Syria. Thậm chí ngay cả trường hợp Afghanistan cũng có thể trở thành một nguy cơ phát sinh rắc rối dù cho Nga và Mỹ đã từng hợp tác với nhau về vấn đề này. Tất cả là vì Washington đã lên một kế hoạch nhằm duy trì sự hiện diện quân sự tại Trung Á, và điều này có thể là mối lo ngại rất lớn của Nga và Trung Quốc. Lúc này, việc duy trì tái thiết đơn giản là không thể có.
Tư duy thực dụng của ông Obama rõ ràng tạo ra nhiều lợi thế cho các mối quan hệ, nhưng ít nhất vẫn có một bất lợi. Là một người thực sự thực dụng, ông Obam không có tầm nhìn lâu dài cho quan hệ với Nga - về cơ bản, ông chỉ coi đó là một phương tiện và đặt trong bối cảnh hiện tại. Một nghị trình không dành cho tương lai, mà nó phản ánh nhu cầu hiện tại của Nhà Trắng và không cần để tâm tới việc điều gì sẽ xảy ra sau này - có thể là trong nhiều năm, hoặc nhiều thập kỷ tới.
Ví dụ điển hình nhất chính là việc Nga hoàn toàn vắng bóng trong mọi suy tính của Mỹ tại châu Á. Chính quyền Tổng thống Obama công bố một chiến lược hướng Á, nhưng trong đó không hề đả động gì tới Nga. Trong khi đó bất kỳ cuộc tranh cãi nào về an ninh châu Âu - Đại Tây Dương mà Nga và Mỹ vẫn còn can dự đều không còn mang ý nghĩa nào nữa khi mà vùng chiến lược đã chuyển sang châu Á - Thái Bình Dương.
Do đó, Nga và Mỹ vẫn cần tìm kiếm một nghị trình song phương mới, nhưng có thể sẽ không phải là trong nhiệm kỳ của ông Obama. Chính quyền của ông Obama đơn giản là không nhìn thấu hết nước Nga qua lăng kính của mình. Nếu việc tái thiết lần hai gặp thất bại, điều đó sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho quan hệ Nga - Mỹ, dù cho ý đồ của đôi bên với nhau đều tích cực.
- Lê Thu (theo RT)