Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vừa giới thiệu một dự luật chống tham nhũng mới, trong đó yêu cầu các ngân hàng cung cấp thông tin về sự giàu có của các ứng viên tìm kiếm việc trong dịch vụ công.
Ông Medvedev đã coi cuộc chiến chống tham nhũng là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Tuy vậy, cũng như người tiền nhiệm, hiện là Thủ tướng Vladimir Putin, nỗ lực của ông chưa có nhiều tiến triển.
Ảnh: russiablog |
"Từ giờ trở đi sẽ không còn là chuyện thiện chí. Các ngân hàng sẽ có bổn phận chia sẻ thông tin”, ông Medvedev nói trong một cuộc họp với đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất tại Moscow.
Tổng thống Medvedev nhấn mạnh, các cơ quan nhà nước sẽ cung cấp thông tin về bất động sản mà những ứng viên cho các vị trí công việc của chính phủ cùng thành viên gia đình của họ sở hữu. Quy định mới cũng sẽ tìm kiếm một chính sách khẩn cấp với các quan chức vừa công tác trong dịch vụ công, vừa làm kinh doanh.
Dự luật mới chống tham nhũng gần như chắc chắn được thông qua vì quốc hội do đảng Nước Nga Thống nhất - do Thủ tướng Putin đứng đầu - kiểm soát.
Ông Medvedev không nói về việc liệu các ngân hàng có phải chia sẻ dữ liệu tài chính của các công chức hiện nay hay không. Lãnh đạo Kremlin trong năm nay đã thừa nhận, tiến triển trong cuộc chiến chống tham nhũng là không đáng kể.
Trong năm 2009, ông đã yêu cầu các quan chức hàng đầu chính phủ báo cáo thu nhập hàng năm. Tuy nhiên, Kremlin đã bị khá nhiều chỉ trích vì thủ tục này, khi nhiều người cho rằng, thu nhập thực tế của rất nhiều quan chức đến từ hối lộ và các thương vụ tài chính.
Rất nhiều người Nga cho rằng, trả tiền hối lộ là thực tế phổ biến thường thấy ở tất cả khía cạnh cuộc sống, từ việc được chăm sóc tốt hơn trong ngành y tế tới giáo dục để có được thành tích, bảng điểm tốt hơn trong trường đại học hay thậm chí là tránh bị cảnh sát giao thông phạt khi vi phạm…
Trước đó, cơ quan lập pháp Nga đã thông qua các điều khoản sửa đổi nhằm đưa ra những hình phạt cứng rắn hơn với người nhận hối lộ, như quy định một người nhận hối lộ 1 triệu rúp trở lên có thể phải nộp phạt gấp cả trăm lần số tiền đã nhận, hoặc đối mặt với 15 năm tù giam.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin cũng ra chỉ thị các ban ngành liên quan chuẩn bị sửa đổi quy định cần thiết để thực hiện yêu cầu về việc quan chức chính phủ và thành viên quốc hội không chỉ kê khai thu nhập, mà còn cả chi tiêu của họ.
Theo đó, thói quen lối sống của các quan chức Nga sẽ được phản ánh cân xứng với nguồn thu nhập. Trong năm 2008, Tổng thống Dmitry Medvedev nhấn mạnh cần chống tham nhũng, yêu cầu quan chức kê khai thu nhập của họ. Ông Putin thì đi một bước xa hơn khi yêu cầu quan chức, nghị sĩ công khai các khoản chi tiêu cũng như nói rõ tiền từ đâu tới.
Đây là bước đi cần thiết bổ sung cho việc kê khai tài sản. Vladimir Yuzhakov thuộc Trung tâm Phát triển chiến lược - một tổ chức tư vấn ở Moscow cho biết: "Kê khai thu nhập chỉ có thể được thẩm tra thông qua mức chi tiêu cân xứng. Đây là điều được tiến hành ở hầu hết các nước phát triển và được coi là nhân tố chính trong cuộc chiến chống tham nhũng. Biết rõ mọi người chi tiêu thế nào sẽ cho phép có câu hỏi về nguồn tiền từ đâu tới và khiến cho quan tham không có cơ hội sử dụng công quỹ trái phép”.
Chương trình Sáng kiến Phòng
chống tham nhũng Việt Nam (VACI) 2011 với chủ đề:
“Tăng cường liêm chính công và thực thi pháp luật góp phần
phòng chống tham
nhũng hiệu quả” sẽ hỗ trợ kinh phí trực tiếp ít nhất 20 ý
tưởng khả thi nhằm
phòng chống tham nhũng theo chủ đề trên để thực hiện, mỗi
khoản tài trợ lên tới
290 triệu đồng.
Tất cả cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể ở cấp địa phương đều có thể gửi đề án tham gia chương trình. Vòng chung kết cuộc thi và diễn đàn Trao đổi tri thức - hai hoạt động chính của chương trình - sẽ được tổ chức ngày 18-19/8/2011 tại Hà Nội. VACI do Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thế giới và các nhà đồng tài trợ: Chương trình Viện trợ phát triển Australia (AusAID), Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID-UK), Đại sứ quán Bỉ, Đại sứ quán Phần Lan và Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu tham nhũng, tăng cường minh bạch, mang tới môi trường sống tốt đẹp hơn cho mọi người. |
-
Thái An (Theo Reuters, Rian)
Chống tham nhũng phải như quét cầu thang
Phần Lan giám sát từng quyết định để chặn tham nhũng
Phần Lan từ đâu có tiếng trong sạch?
Tham nhũng, bê bối tình dục không làm mất ghế Thủ tướng Ý
Tham nhũng mới tại Trung Quốc: Hối lộ qua đấu giá