Ngày 26/9/1901, tòa án liên bang ở Buffalo, New York, Mỹ đã tuyên án tử hình đối với Leon Czolgosz, một kẻ vô chính phủ đã ra tay ám sát Tổng thống William McKinley.

Nga tố phương Tây "lên cơn cuồng gián điệp"

Vì sao Nga từ chối đề nghị cuối của cựu Tổng thống Obama?

Nhật bắt bà mẹ giấu xác con trong tủ đựng đồ

Video tái dựng phút cuối đau thương của MH370

Vụ giết hại Tổng thống McKinley, một nhà lãnh đạo được lòng đại đa số công chúng Mỹ và vừa tái đắc cử nhiệm kỳ hai vào năm 1900, đã gây rúng động toàn đất nước. Sự cố khiến ông trở thành vị lãnh đạo Nhà Trắng thứ ba từng bị ám sát trong khi còn tại nhiệm, sau Abraham Lincoln vào năm 1865 và James A. Garfield vào năm 1881.

{keywords}
Tổng thống thứ 25 của Mỹ William McKinley. Ảnh: History.com

Lúc bấy giờ, ông McKinley được coi là vị tổng thống Mỹ hiện đại, đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như, ông là tổng thống đầu tiên đi xe hơi cũng như sử dụng điện thoại để vận động tranh cử. Vị tổng thống thứ 25 của Mỹ cũng là lãnh đạo Nhà Trắng đầu tiên từng dùng một loại xe chạy bằng điện.

Đáng chú ý, ông McKinley chào đời năm 1843 ở bang Ohio, vùng đất đã sản sinh ra tới 6 vị tổng thống Mỹ trong thế kỷ 19, nhiều hơn bất kỳ một bang nào khác thuộc nước này. Cuộc sống riêng tư của ông cũng không toàn vẹn, khi cả hai đứa con của ông với Đệ nhất phu nhân Ida Saxton đều bị chết yểu khi chưa đầy 2 tuổi. Sự mất mát không gì bù đắp được này khiến ông đặc biệt tin vào định mệnh.

{keywords}
Tổng thống McKinley và vợ đã mất cả hai đứa con khi chúng chưa tròn 2 tuổi. Ảnh: Wikimedia

Ông McKinley tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai vào 4/3/1901. Năm này, tại Mỹ đã diễn ra triển lãm Pan-American khai mạc, như đa số người dân Mỹ, tổng thống cũng muốn tận mắt chiêm ngưỡng những thứ mới mẻ, kỳ diệu tại sự kiện đang được báo chí quảng cáo ầm ĩ.

Ngày 4/9/1901, Tổng thống McKinley đi tàu hỏa đến thành phố Buffalo, bang New York. Đích thân John Milburn, giám đốc triển lãm đã ra sân ga đón tổng thống đưa về tư dinh. Ông McKinley dự định lưu lại đây 2 ngày và có một bài phát biểu quan trọng nhằm quảng bá chính sách thuế và thương mại của mình tại triển lãm. Vị tổng thống mới tái cử đã không biết rằng kế hoạch đã đẩy ông đối mặt với thảm họa khủng khiếp nhất cuộc đời mình.

Sáng 5/9/1901, rất đông quan khách và người dân, ước tính tới 116.000 người đã đến tham quan triển lãm. Bầu không khí trở nên náo nhiệt hơn sau thông báo Tổng thống McKinley sẽ đến dự và phát biểu tại sự kiện.

Như thường lệ, Tổng thống McKinley vui vẻ tiến vào giữa đám đông, chào hỏi và bắt tay từng người, dù các vệ sĩ của ông đã cố gắng ngăn cản. Ông McKinley từng nói, bản thân không thích tỏ ra xa cách và ông cũng không tin có ai đó muốn làm hại mình.

{keywords}
Tổng thống McKinley khi phát biểu lần cuối tại triển lãm Pan-American. Ảnh: Wikimedia

Đúng 12 giờ trưa, xe chở tổng thống và đệ nhất phu nhân tới triển lãm trong sự chào đón nồng nhiệt của mọi người. Cả hai tươi cười vẫy chào đám đông, rồi tiến về bục phát biểu. Tổng thống đã diễn thuyết về sự thịnh vượng của Mỹ cũng như tiềm năng vô hạn của đất nước trong tương lai.

Sau bài phát biểu được hoan nghệnh nhiệt liệt, ông McKinley đã đi tham quan triển lãm một vòng. Khi tới các gian trưng bày về nghệ thuật tự do, nghệ thuật đồ họa, phát minh về giao thông vận tải, tổng thống chỉ đứng cách Leon Czolgosz, kẻ đang chờ thời cơ ám sát ông chỉ vài mét. Do có quá nhiều vệ sĩ vây quanh tổng thống lúc đó, nên Czolgosz không dám ra tay.

Hôm sau, ngày 6/9/1901, vợ chồng Tổng thống McKinley đã tới thăm thác Niagara vào buổi sáng và tới 15h chiều mới quay trở lại triển lãm. Lần này, ông McKinley dự kiến có thêm một bài phát biểu ngắn gọn và tham gia một cuộc gặp gỡ ở phòng hòa nhạc phía tây nam khu triển lãm.

Ngoài giám đốc triển lãm Milburn, còn có George Cortelyou, Thư ký riêng của ông McKinley và các vệ sĩ đi tháp tùng tổng thống tham dự sự kiện. Hàng chục cảnh sát và binh lính được điều động bảo đảm an ninh, trong khi hàng ngàn người tụ tập bên ngoài phòng hòa nhạc chờ gặp lãnh đạo chính phủ. Trong số những người đứng đầu đám đông có Czolgosz với một khẩu súng lục giấu sẵn trong túi.

{keywords}
Tổng thống McKinley chuẩn bị bước vào phòng hòa nhạc để gặp công chúng. Ảnh: Time

Đúng 16h chiều, nhà chức trách cho mở cửa phòng hòa nhạc để công chúng vào gặp lãnh đạo Nhà Trắng. Như thường lệ, Tổng thống McKinley tươi cười bước vào phòng và yêu cầu các vệ sĩ cho mọi người lại gần để ông bắt tay, chào hỏi họ. Tổng thống McKinley đứng giữa phòng trong khi đám đông xếp thành hàng dài, lần lượt từng người đến bắt tay ông.

Khoảng 16h7', Czolgosz rốt cuộc đã tiếp cận được mục tiêu. Khi Tổng thống McKinley đưa tay ra bắt, hắn đẩy ông sang một bên rồi rút khẩu súng lục đang gói trong chiếc khăn ở trong túi ra, nã hai phát đạn vào bụng người đứng đầu chính phủ ở khoảng cách rất gần. Động thái khiến cả hội trường lặng đi vì sửng sốt trong một khoảnh khắc.

{keywords}
Bức ảnh tái hiện cảnh Leon Czolgosz dùng súng hạ sát tổng thống. Ảnh: NYT

Ai đó đã giáng một cú đấm mạnh vào mặt của Czolgosz khiến hắn ngã quỵ và bị đám đông trói nghiến lại. Bất chấp những tiếng la hét đòi treo cổ kẻ ám sát ngay lập tức, Tổng thống McKinley vừa dùng tay ôm bụng đẫm máu, vừa yêu cầu mọi người đừng để Czolgosz bị trọng thương.

Một xe cứu thương chạy bằng điện ngay lập tức đến hiện trường và đưa Tổng thống McKinley đi. Vào thời điểm đó, không ai biết, một viên đạn từ súng của Czolgosz đã mắc vào quần áo của tổng thống, trong khi viên còn lại xuyên qua dạ dày, làm tổn thương lá lách và một quả thận của ông. Sức khỏe của Tổng thống McKinley ban đầu có dấu hiệu hồi phục ổn định, song rốt cuộc vẫn không qua khỏi vì vết thương bị nhiễm trùng và điều kiện y tế thời điểm đó còn kém cỏi. Sau một tuần điều trị, ông McKinley qua đời vào ngày 14/9/1901. Phó Tổng thống Theodore Roosevelt lên nắm quyền thay ông.

{keywords}
Ảnh Czolgosz trong hồ sơ lưu của cảnh sát Mỹ. Ảnh: criminals.com

Hơn nửa tháng sau vụ ám sát, Czolgosz bị đưa ra xét xử tại tòa án liên bang ở Buffalo. Nhà chức trách phát hiện, hắn xuất thân nghèo khó và từng làm công nhân trong các nhà máy với mức lương ít ỏi. Chứng kiến sự bất công lớn trong xã hội Mỹ, khi những người giàu trở nên giàu hơn nhờ bóc lột người nghèo, Czolgosz tin rằng chính cách thức hoạt động của chính quyền đã dẫn đến điều đó. Hắn bắt đầu tham gia phong trào của những người theo chủ nghĩa vô chính phủ, với niềm tin đời sống của người dân sẽ tốt lên nếu nước Mỹ không còn bất cứ chính phủ cầm quyền nào.

Năm 1898, do sức ép cả về tài chính và tinh thần gia tăng, Czolgosz bắt đầu có biểu hiện rối loạn thần kinh. Hắn trở về nhà bố đẻ và sống gần như cách ly. Cả ngày hắn chỉ ở nhà, dành thời gian để ngủ, đọc sách báo và văn học cấp tiến. Đến giờ ăn, Czolgosz không chịu ngồi cùng bàn với mọi người trong gia đình và ngồi ăn một mình.

Sau vụ một người Mỹ gốc Italia tên là Gaetano Bresci ám sát vua Humbert I của nước này vào ngày 29/7/1901, Czolgosz cảm thấy phấn chấn và muốn học theo. Hắn đã lên kế hoạch sát hại Tổng thống McKinley kể từ đó.

Ngày 26/9/1901, tòa án liên bang ở Buffalo tuyên án tử hình Czolgosz vì tội ám sát tổng thống. Hắn chính thức bị hành quyết bằng ghế điện vào ngày 29/10/1901. Sự cố do hắn gây ra đã buộc nhà chức trách Mỹ phải thay đổi cách thức bảo đảm an ninh cho các tổng thống và giao trọng trách chính cho Cơ quan mật vụ nước này.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Bi kịch bà hoàng xinh đẹp lấy vua điên nước Pháp

Ngày này năm xưa: Bi kịch bà hoàng xinh đẹp lấy vua điên nước Pháp

Cuộc đời Hoàng hậu Pháp Isabeau gắn liền với các âm mưu tranh đoạt quyền lực, cuộc xâm lược của Anh cùng đồn đại về chuyện ngoại tình chị dâu - em chồng.

Ngày này năm xưa: Mỹ khai màn cuộc chiến chống khủng bố

Ngày này năm xưa: Mỹ khai màn cuộc chiến chống khủng bố

Ngày 20/9/2001, trong bài phát biểu hùng hồn trước quốc hội, được truyền trực tiếp trên truyền hình quốc gia, Tổng thống Mỹ Bush công bố "cuộc chiến chống khủng bố" khắp toàn cầu.

Ngày này năm xưa: Nữ hoàng sắc đẹp hai lần gây chấn động lịch sử Mỹ

Ngày này năm xưa: Nữ hoàng sắc đẹp hai lần gây chấn động lịch sử Mỹ

Cách đây 35 năm, Vanessa Williams tạo nên kỳ tích khi trở thành Hoa hậu da màu đầu tiên của Mỹ. Không đầy 1 năm sau, cô lại tiếp tục gây chấn động lịch sử Mỹ.

Ngày này năm xưa: Chuyện tình đệ nhất phu nhân trẻ nhất lịch sử Mỹ

Ngày này năm xưa: Chuyện tình đệ nhất phu nhân trẻ nhất lịch sử Mỹ

Ngày 12/9/1953 ghi dấu đám cưới xa hoa của cô phóng viên trẻ Jackie với Thượng nghị sĩ John F. Kennedy, vị tổng thống thứ 35 tương lai của Mỹ.

Ngày này năm xưa: Tội ác man rợ của cặp vợ chồng 'đũa lệch'

Ngày này năm xưa: Tội ác man rợ của cặp vợ chồng 'đũa lệch'

Ngày 10/9/1977, Charlene, người có IQ bằng thiên tài Stephen Hawking, lần đầu gặp Gerald, rồi kết hợp thành cặp sát nhân, gây ra hàng loạt vụ án man rợ nhất lịch sử Mỹ.

Ngày này năm xưa: Thảm sát vận động viên rúng động Olympic

Ngày này năm xưa: Thảm sát vận động viên rúng động Olympic

Ngày 5/9/1972, bọn khủng bố đột nhập làng Olympic ở Munich, Đức, bắt cóc rồi giết hại các vận động viên và huấn luyện viên người Israel.