Ngày 23/9/1949, trong một tuyên bố bất ngờ, với những câu chữ được chọn lựa kỹ lưỡng, Tổng thống Mỹ Harry S.Truman thông báo cho dân chúng về việc Liên Xô đã bí mật thử nghiệm một vũ khí hạt nhân vài tuần trước đó.
Mảnh vỡ của MH370 bị đội tìm kiếm phớt lờ?
Trung Quốc tử hình bảo mẫu gây hỏa hoạn, giết chết cả nhà chủ
Người đứng đầu Nhà Trắng không giải thích chi tiết việc làm thế nào Mỹ phát hiện được vụ thử diễn ra vào ngày 29/8/1949 tại Semipalatinsk, một khu vực ở phía đông bắc Kazakhstan, theo Politico.
Thông tin trên đã gây ra tình trạng hốt hoảng trong chính phủ Mỹ khi mà phần lớn các quan chức lẫn các nhà khoa học Mỹ đều cho rằng còn rất nhiều năm nữa Liên Xô mới có thể tự mình phát triển được một quả bom hạt nhân. Vụ thử nghiệm của Liên Xô cũng đặt dấu chấm hết cho vị thế độc quyền của Mỹ về vũ khí hạt nhân.
Mỹ đã phát triển được bom nguyên tử vào giai đoạn sau của Thế chiến II và thả hai quả xuống Nhật vào tháng 8/1945. Lúc Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật, quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô đã sụp đổ. Nhiều quan chức Mỹ, trong đó có Tổng thống Truman coi vị thế độc quyền về nguyên tử của Mỹ là một tài sản vô cùng giá trị khi mà Chiến tranh Lạnh với Liên Xô đang hình thành.
Tuy nhiên, ngày 3/9/1949, các trạm giám sát và nhiều nhà khoa học Mỹ đã ghi chép được các hoạt động địa chất ở trong Liên Xô, vốn mang đầy đủ những dấu ấn của một vụ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất. Thoạt đầu, Tổng thống Truman không tin một sự kiện như vậy có thể xảy ra. Ông yêu cầu các cố vấn khoa học và quân sự kiểm tra lại dữ liệu thu thập được.
Ngay khi kết quả được xác nhận, Tổng thống Truman phải đối mặt với sự thật rằng vị thế độc quyền hạt nhân của Mỹ đã không còn. Ngoài ra, ông còn phải đối mặt với việc thông báo cho người dân Mỹ vì nếu không trước sau thông tin trên cũng lộ.
Ngày 23/9, Tổng thống Harry S.Truman phát đi một thông báo ngắn tới giới truyền thông. “Chúng tôi có bằng chứng, trong vài tuần gần đây, một vụ nổ nguyên tử đã xảy ra ở Liên Xô”, nội dung thông báo viết.
Người đứng đầu nước Mỹ cố giảm nhẹ độ nghiêm trọng của sự kiện khi viết “Việc một quốc gia khác phát triển được sức mạnh mới là trong dự báo. Chúng tôi vẫn luôn tính đến khả năng này”.
Tuy nhiên, có một sự thật mà chính phủ Mỹ không tính tới đó là, Liên Xô cũng như Mỹ, sau Thế chiến II, đã bắt giữ nhiều nhà khoa học Đức, những người từng nghiên cứu phát triển hạt nhân. Thêm nữa, Mỹ không lường được quy mô nỗ lực của điệp viên Liên Xô trong việc thu thập các tài liệu có giá trị. Do đó, trong khi Mỹ cho rằng vẫn còn lâu nữa Liên Xô mới có thể tự mình phát triển vũ khí hạt nhân thì thực tế, Liên Xô đã làm được điều đó.
Sau vụ thử vũ khí nguyên tử của Liên Xô, Tổng thống Harry S.Truman đã yêu cầu Hội đồng An ninh quốc gia tái đánh giá chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ. Đầu năm 1950, Hội đồng An ninh quốc gia gửi báo cáo lên Tổng thống, kêu gọi tăng chi tiêu quân sự và đẩy nhanh chương trình phát triển giai đoạn tiếp theo của vũ khí hạt nhân – bom H.
Hoài Linh
Ngày này năm xưa: Sự thật bức ảnh mê hoặc của biểu tượng tình dục Mỹ
Bức ảnh kinh điển của biểu tượng tình dục nổi tiếng nhất Mỹ Marilyn Monroe được nhiếp ảnh gia Sam Saw chụp vào ngày 15/9/1954.
Ngày này năm xưa: Vụ xử tử chấn động thế giới
Sau cái chết của Davis, các luật sư bào chữa và hàng ngàn người ủng hộ trên khắp thế giới đã biểu tình phản đối phán quyết của tòa.
Ngày này năm xưa: Mỹ khai màn cuộc chiến chống khủng bố
Ngày 20/9/2001, trong bài phát biểu hùng hồn trước quốc hội, được truyền trực tiếp trên truyền hình quốc gia, Tổng thống Mỹ Bush công bố "cuộc chiến chống khủng bố" khắp toàn cầu.
Ngày này năm xưa: Nữ hoàng sắc đẹp hai lần gây chấn động lịch sử Mỹ
Cách đây 35 năm, Vanessa Williams tạo nên kỳ tích khi trở thành Hoa hậu da màu đầu tiên của Mỹ. Không đầy 1 năm sau, cô lại tiếp tục gây chấn động lịch sử Mỹ.
Ngày này năm xưa: Thảm kịch tàu chở trẻ em bị đánh chìm
Rạng sáng 18/9/1940, tàu SS City of Benares chở hàng trăm người tản cư từ Anh sang Canada, trong đó có nhiều trẻ em đã bị trúng ngư lôi của Đức và chìm xuống đáy biển mãi mãi.