Cùng với nghề thêu dệt thổ cẩm truyền thống, người Tày ở Bắc Kạn còn đang duy trì và phát triển nghề tráng bánh phở gia truyền.

Thị trấn Phủ Thông hiện có 22 hộ chuyên sản xuất bánh phở khô truyền thống, hoạt động theo mô hình hợp tác xã. 

Được sự hỗ trợ của chính quyền, các đơn vị trên địa bàn như: Hội phụ nữ, Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, nghề làm bánh phở ở thị trấn Phủ Thông và nhiều cơ sở trên địa bàn tỉnh có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, giữ gìn và phát triển nghề làm bánh phở, nâng cao năng suất, chất lượng, giúp nhiều hộ gia đình có việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và giảm nghèo hiệu quả.

W-a1-hoang-thi-loan-8009-1.jpg
Bắc Kạn từ lâu có nghề làm bánh phở truyền thống của đồng bào dân tộc Tày với sản phẩm phở khô, phở tươi được nhiều người trong khu vực biết đến với sợi phở dai, trắng, dẻo, không dùng hóa chất trong sản xuất nhưng vẫn giữ được lâu, khi ăn không có mùi nồng.
W-banhpho.png
Sử dụng gạo nương của vùng núi Tây Bắc, qua quá trình ngâm - xay - tráng - thái tạo ra những sợi phở trắng ngần, mềm mại và vẫn giữ được độ dai nhất định.
Để tạo độ dẻo, dai, người dân nơi đây luôn có bí quyết trong khâu pha bột và không sử dụng bất cứ loại phụ gia nào. Sau khi tráng, bánh phở được phơi từ 3 - 4 tiếng rồi đưa vào máy cắt thành những sợi nhỏ dài, sau đó đóng gói và xuất bán đi nhiều tỉnh, thành trong khu vực.
W-a2-hoang-thi-loan-7951-2.jpg

Ngoài chế biến phở tươi, bà con còn làm cả phở khô. Để làm bánh phở thơm ngon, người dân Phủ Thông chú ý chọn mua loại gạo ngon, không lẫn gạo nếp, đem về ngâm nước khoảng 12 giờ cho gạo nở đều. Rồi mới tiến hành xay bột, đem hấp cho bánh chín và mang đi phơi”. 
W-a3-hoang-thi-loan-8015-1.jpg
Mỗi chiếc bánh phở sau khi tráng được kiểm tra kỹ càng.
W-a4-hoang-thi-loan-7975-1.jpg
Sau khi kiểm tra cẩn thận, bánh phơt được đặt lên giá phơi.
W-a5-hoang-thi-loan-8022-1.jpg
Bí quyết để có bánh phở chất lượng các nghệ nhân cho biết là phải có kinh nghiệmtừ khâu chọn gạo, vo gạo, ngâm gạo rồi xay gạo và tráng bánh. 
W-a6-hoang-thi-loan-8033-1.jpg
Hiện nay một số hộ gia đình vẫn sản xuất bánh phở bằng phương pháp thủ công truyền thống.
W-a7-hoang-thi-loan-7924-1.jpg
Thời gian phơi bánh phở phụ thuộc vào thời tiết.
W-a8-hoang-thi-loan-7928-1.jpg
Gần đây, nhiều hộ gia đình đã tập trung lại thành lập hợp tác xã,  đầu tư máy làm một số công đoạn như: máy xay bột, máy cắt, nhưng công đoạn tráng bánh thì vẫn được các nghệ nhân làm thủ công nhưng rất công phu và đầy kinh nghiệm với những thao tác như đổ bột, hớt bánh khi bánh vừa đủ chín….
W-a9-hoang-thi-loan-8068-1.jpg
Những bánh phở phơi đủ độ được đưa vào thực hiện công đoạn tiếp theo.
W-a10-hoang-thi-loan-8042-1.jpg
Hợp tác xã Hợp Lực ở khu phố đầu cầu, thị trấn Phủ Thông gồm 22 hộ gia đình là thành viên mỗi ngày sản xuất khoảng 500 kg gạo, sản phẩm phở khô Phủ Thông mang thương hiệu Hợp tác xã Hợp Lực đã được nhiều người biết đến.
W-a11-hoang-thi-loan-8055-1.jpg

Hiện các hộ gia đình làm bánh phở ở thị trấn Phủ Thông mỗi ngày sản xuất được trên 400 kg phở khô. Với giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi hộ có thể thu lãi hơn 10 triệu đồng/tháng. 

Huy Phúc và nhóm PV