- Hát không thực sự xuất sắc so với 5 thí sinh khác ở dòng thính phòng lọt vào đêm chung kết Sao Mai 2011 khu vực phía Bắc, nhưng Khánh Ly là người nhận được nhiều tin nhắn bình chọn nhất và bước lên vị trí dẫn đầu điểm số ở dòng nhạc này trong sự ngỡ ngàng của nhiều khán giả.
Ban nhạc đánh sai tông, thí sinh Sao Mai "xả" bức xúc
Sao Mai 2011 miền Bắc: Bất ngờ và thất vọng...
Tùng Dương làm giám khảo Sao Mai 2011
Dòng thính phòng: Người hát non nhất được điểm cao nhất
Nằm trong số ít người chọn ca khúc mới để thể hiện, Huyền Hương (Hải Phòng) là người mở màn cho đêm chung kết đã bị chút tâm lý nên thể hiện "Tháng giêng mùa xuân còn sót lại" hát chưa thực sự xuất sắc so với đêm thi vòng loại trước đó.
Cô học trò của NSND Trung Kiên có khuôn mặt xinh xắn, giọng hát tốt, có nhiều cơ hội để lọt vào đêm chung kết toàn quốc. Tuy nhiên, cô cần phải có sự tính toán kỹ càng nếu tiếp tục chọn ca khúc mới để thể hiện bởi thể hiện kỹ thuật tốt vốn được coi yếu tố nòng cốt ghi điểm ở dòng thính phòng.
Huyền Hương với ca khúc "Tháng giêng mùa xuân còn sót lại"
Trong số 6 thí sinh ở dòng thính phòng vào chung kết Sao Mai phía Bắc ngoại trừ Ngô Văn Đức đang theo học ở ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội thì có tới 4 người đang được đào tạo ở Học viện âm nhạc quốc gia, đó là Huyền Hương, Văn Mác, Tố Loan, Khánh Ly.
Nếu như Ngô Văn Đức (Thái Bình), Văn Mác (Hà Nội), Tố Loan (Hà Nội) chứng tỏ được giọng hát tốt với ba ca khúc quen thuộc Những ngôi sao ca đêm, Bài ca chiến thắng và Nhớ anh giải phóng quân thì Khánh Ly cho thấy sự non kém về kỹ thuật.
Chọn bài "Miền xa thẳm" - ca khúc từng được Hồ Quỳnh Hương thể hiện khá tốt, Khánh Ly hát thiếu cảm xúc, hụt hơi ở nhiều đoạn. Không nổi trội ở giọng hát, nhưng cô gái đến từ mảnh đắt Bắc Giang lại là người có lượng fan đông đảo nhất, băng rôn ầm ĩ, tặng hoa và hú hét cổ vũ nhiệt tình.
Khánh Ly với bài "Miền xa thẳm"
Khánh Ly trở thành là người được bình chọn nhiều nhất và với 1 điểm ưu tiên từ việc bình chọn (Khánh Ly được 4244 tin nhắn trong tổng số 8726 tin nhắn), cộng với số điểm ban giám khảo, cô trở thành người đứng vị trí thứ 1 dòng thính phòng khu vực phía Bắc. Kết quả này khiến nhiều khán giả ngỡ ngàng.
Thông tin vỉa hè cuộc thi cho hay, Khánh Ly "thuê" fan đi cổ vũ với giá 70 ngàn/người. Thực hư chuyện này ra sao có lẽ chỉ Khánh Ly mới có câu trả lời xác đáng nhất. Tuy nhiên, sau đêm thi chung kết phía Bắc, khi có nhà báo ngỏ lời phỏng vấn, ca sĩ này đã từ chối vì bận chụp ảnh với fan.
Dòng dân gian: Nam giới lép vế nữ giới
Có thể nói dòng dân gian, 6 thí sinh vào chung kết đều có giọng hát tốt. Là em gái của ca sĩ Thu Hà - người từng đoạt giải nhì phong cách dân gian Sao Mai 2007, Thanh Hoa (Hưng Yên) đã thể hiện giọng hát mượt mà qua ca khúc '"Người ơi hãy về", cô cũng biết cách ghi điểm khi ngâm thơ đoạn đầu bài hát.
Thanh Hoa với "Người ơi hãy về"
Không có để dự đoán, Thanh Hoa sẽ cùng với Lương Nguyệt Anh (Bắc Giang) - người đoạt điểm số cao nhất dòng dân gian vào vòng chung kết toàn quốc. Hai cô gái có cả thanh và sắc này sẽ chọn bài ra sao, xử lý như thế nào để thổi luồng gió mới vào phong cách dân gian vòng chung kết toàn quốc có lẽ là bài toán khó cần lời giải đáp.
Với "Đêm ả đào", Bích Hồng (Hà Nội) từng gây ấn tượng bởi giọng hát đẹp, liêu trai và sự kỳ công khi thuê hai nhạc công hỗ trợ cho tiết mục biểu diễn của mình bên cạnh ban nhạc của ĐH Nghệ thuật quân đội. Ở đêm chung kết phía Bắc, cô hát lại ca khúc này và vẫn giữ được phong độ tương đối tốt.
Hai nam ca sĩ được lọt vào dòng dân gian có vẻ hơi "lép vé" hơn so với các nữ ca sĩ. Nếu như Minh Vương (Thái Bình) xử lý những nốt lên cao chưa tốt ở bài Duyên nợ nghi xuân thì Anh Tinh (Tuyên Quang) hát Hồn đá có phần "căng cứng" và hơi rời rạc ở phần kết bài hát.
Lương Nguyệt Anh với bài "Nghe em hát còn duyên"
Dòng nhạc nhẹ: Nhen nhóm những hi vọng
Hai sinh viên của trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội: Thiều Bảo Trang và Lê Việt Anh - người có số điểm cao nhất dòng nhạc này nghiễm nhiên được lọt vào vòng chung kết toàn quốc được đánh giá có giọng hát tốt và có sự tìm tòi trong cách xử lý bài hát, tạo ra nét riêng của mình.
Thiều Bảo Trang (Quảng Ninh) sở hữu giọng hát đẹp, đặc biệt những nốt lên cao rất sáng. Thu cạn của Giáng Son là một ca khúc khó hát, từng được Nguyên Thảo hát xuất sắc trong chương trình Không gian âm nhạc số 2 nhưng Bảo Trang đã thể hiện khá tốt.
Là người từng thể hiện thành công "Đồng hồ treo tường" nhưng giám khảo Tùng Dương cũng phải gật gù dành lời khen cho Lê Việt Anh bởi cách xử lý bài hát rất mới lạ theo phong cách acoustic. "Đồng hồ treo tường không phải là ca khúc dễ hát nhưng Lê Việt Anh đã có sự sáng tạo của riêng mình" - giám khảo Tùng Dương nói.
Thiều Bảo Trang với bài "Thu cạn"
Bốn ca sĩ: Huy Quyết, Thúy Trang, Trung Quân, Phương Thảo đều sở hữu giọng hát tốt và chọn các bài hát tương đối khó. Tuy nhiên, thể hiện cá tính trong cách chọn bài lẫn xử lý tác phẩm là điều mà họ cần phải quan tâm nếu có cơ hội được lọt vào vòng chung kết toàn quốc.
Trước đêm chung kết, việc thí sinh Hoàng Lệ Quyên và Đỗ Quốc Bảo từng lọt top 9 nhạc nhẹ Sao Mai toàn quốc 2009 hay Lê Việt Nam, Lê Kim Long, Nha Trang, bị loại khiến nhiều khán giả tiếc nuối. Nếu chọn ca hát là sự nghiệp chính để khẳng định thì còn nhiều cuộc thi hát khác để họ thử sức hoặc cũng có thể tôi luyện thêm kỹ thuật để "phục phù" ở cuộc thi Sao Mai lần sau.
Một số hình ảnh trong đêm chung kết Sao Mai phía Bắc:
Trung Quân - thí sinh trẻ nhất với bài "Ru cha"
Vũ Thị Ngân với "Chị Mai xuống chợ"
Đào Tố Loan với "Nhớ anh giải phóng quân"
Nguyễn Phương Thảo với "Người đàn bà thứ 2"
Huy Quyết với "Mây"
3 ca sĩ đoạt giải cao nhất ở 3 dòng nhạc Sao Mai khu vực phía Bắc
Các giám khảo nhận hoa của BTC
Hà Hoài Thu - Xuân Hảo - Lê Thị Mận - 3 ca sĩ đoạt giải nhất 3 dòng nhạc của Sao Mai 2009 góp mặt trong tiết mục mở màn.
Sơn Hà - Ảnh: Nguyễn Hoàng