Chữ “Nôm Dao” là một hệ thống ký tự chữ Hán được phiên âm ra tiếng Dao. Cho tới nay, cộng đồng người Dao vẫn lưu giữ một quyển sách dùng để dạy những người bắt đầu học chữ Dao, bằng tiếng Dao.
Người Dao ở Bắc Kạn có lịch sử lâu đời. Trong văn hóa của người Dao có sự tiếp thu, giao thoa văn hóa với các cộng đồng tộc người lân cận địa bàn cư trú, mà một trong những biểu hiện nổi bật là chữ viết của người Dao - một số nhà nghiên cứu gọi là chữ “Nôm Dao”.
Đặc biệt ngôn ngữ người Dao thuộc hai phương ngữ chính là phương ngữ Miền vả (của người Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Tiền) và phương ngữ Mùn vả (của người Dao Quần Trắng, Dao Làn Tẻn). Hai phương ngữ này đều sử dụng chữ Nôm Dao.
Chữ “Nôm Dao” là một hệ thống ký tự chữ Hán được phiên âm ra tiếng Dao. Cộng đồng người Dao, cho đến nay, vẫn còn lưu giữ một quyển sách dùng để dạy những người bắt đầu học chữ người Dao, bằng tiếng Dao, tương tự như cuốn “Tam tự kinh” - sách học vỡ lòng của hệ thống giáo dục Nho giáo thời xưa ở Việt Nam.
Hiện nay, hầu hết cộng đồng người Dao ở các tỉnh đều có các lớp dạy và học chữ "Nôm Dao" do chính người dân bản địa tổ chức. Ví dụ như ông Triệu Tiến Vinh ở xã Ngọc Phái (Chợ Đồn - Bắc Kạn) nhiều năm nay cùng các cộng sự mở lớp "Nôm Dao" dạy con em đồng bào Dao tại địa phương và vùng lân cận.
Ông Triệu Tiến Vinh hàng ngày cùng 2 cộng sự thay nhau đến lớp dạy chữ "Nôm Dao" cho con em người dân tộc Dao tại địa phương và các vùng lân cận.
Lớp học chưc "Nôm Dao" nằm ven đường tỉnh lộ chạy qua xã Ngọc Phái.
Điểm danh trước khi vào giờ học.
Ông Triệu Tiến Vinh đang truyền dạy chữ "Nôm Dao" cho các học trò.
Học trò tham gia lớp học không chỉ có người địa phương mà có cả những em ở tỉnh Tuyên Quang, xã sát với huyện Chợ Đồn sang học nội trú.
Học trò học chữ "Nôm Dao" phải sử dụng bút lông, mực tàu.
Học trò người Dao ở xã Ngọc Phái đang trả bài.
Cộng đồng người Dao, cho đến nay, vẫn còn lưu giữ một quyển sách dùng để dạy những người bắt đầu học chữ người Dao, bằng tiếng Dao - Cuốn “Tam tự kinh” - sách học vỡ lòng của hệ thống giáo dục Nho giáo thời xưa ở Việt Nam.
Đây là những chữ Hán dạng phồn thể, được giữ nguyên tự dạng. Tầng lớp trí thức người Dao, qua các thế hệ, đã Dao hóa cách phát âm các chữ Hán, cho gần gũi với tiếng Dao và vẫn giữ nguyên gốc nghĩa của các từ trong sách này.
Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Dao cũng tiếp nhận một số từ của Nôm Tày, Nôm Việt, nhưng được Dao hóa bởi lẽ có nhiều từ và khái niệm mà tiếng Dao không thể hiện hết được.
Lớp học có chỗ trọ cho học trò ở xa.
Hệ thống chữ viết này được các bậc trí thức người Dao trước đây sử dụng trong mọi văn tự của người Dao, từ sách vở học tập đến việc ghi chép ngày, tháng, thơ, văn ...
Đan Lai là dân tộc ít người, sinh sống chủ yếu ở miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An. Đói nghèo bủa vây, hôn nhân cận huyết thống kéo dài nhiều năm khiến tộc người Đan Lai ở huyện Con Cuông (huyện miền núi Nghệ An) đứng trước nguy cơ sacuy vong giống nòi.
MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần tạo nên nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, mạnh mẽ,
Đảng đoàn đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn hệ thống Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội trên phạm vi cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đại đoàn kết phải diễn ra hằng ngày, hằng giờ ở tất cả các khu dân cư, các ngành, các cấp để chung tay xây dựng và phát triển đất nước. Càng khó khăn, càng phức tạp, càng phải đoàn kết, thống nhất.
Nguồn lực của các tôn giáo có vai trò quan trọng cùng với nguồn lực của các giai tầng trong xã hội góp phần xây dựng, thúc đẩy Hậu Giang phát triển nhanh, bền vững.
Ủy ban Hòa bình Việt Nam phối hợp với Giáp hội phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ cầu quốc thái dân an, hòa bình thế giới và Buổi chia sẻ thông tin về hòa bình nhằm tuyên truyền về truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Nghiên cứu tôn giáo và tín ngưỡng vừa phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Phật giáo Thái Nguyên với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước'.
Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp do kiều bào đầu tư với số vốn hơn 45 nghìn tỷ đồng, thu hút hơn 400 trí thức kiều bào về làm việc dài hạn, gần 200 tri thức tham gia hợp tác nghiên cứu.
Nhiều hoạt động tri ân, đền ơn đáp nghĩa diễn ra tại huyện Hớn Quản và thị xã Bình Long (tỉnh Bình Phước) nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thương binh, liệt sỹ và kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/8/1972-28/8/2022).
Tròn 1 năm sau khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 quét qua TP.HCM lấy đi sinh mạng của hàng ngàn người, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức Đại lễ tưởng niệm - kỳ siêu đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động rất phức tạp, khó dự báo, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực phấn đấu đạt nhiều kết quả tích cực.
Xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” là sự phát triển tư tưởng lấy “dân là gốc”, phát huy sức mạnh của nhân dân, là “kế sách giữ nước” từ sớm, từ xa.