Những trường hợp người bệnh nhiễm Covid-19 không có triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà, việc thực hiện, tuân thủ chế độ dinh dưỡng thật sự cần thiết. Dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện “hàng rào” bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày làm tăng sức đề kháng.

Vì vậy ngày 28/8, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4156/QĐ-BYT hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại nhà.

TS Chu Thị Tuyết, Trưởng khoa Dinh dưỡng- BV Hữu nghị, thành viên Ban soạn thảo cho biết, người bệnh nhiễm thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác nên giảm khả năng ăn uống. Do đó, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng.

Nếu suy dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị. Vì vậy, việc cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh nhiễm SARS-Covid-2 thể nhẹ và không có triệu chứng tại nhà là rất cần thiết, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng.

Chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với liệu pháp điều trị giúp ngăn ngừa, hỗ trợ và khắc phục tình trạng nhiễm trùng, góp phần tiết kiệm chi phí, nguồn lực cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ.

Để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch người bệnh cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Nguyên tắc chung đối với dinh dưỡng dành cho người nhiễm Covid-19 là ăn bình thường, đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm.

Bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa; Tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (đạm); Tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng; Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.

Theo TS Chu Thị Tuyết, những thực phẩm hạn chế dùng là mỡ động vật, phủ tạng động vật; các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối...); các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt và các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

Đối với trẻ em, TS Chu Thị Tuyết lưu ý phải định kỳ theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào. Hàng ngày, trẻ phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm).

Hạn chế trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt; Hạn chế ăn quá mặn. Trẻ cần được cung cấp đủ nước, đặc biệt nước trái cây tươi. Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi dùng sữa công thức tối thiểu 600ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ). 

Trường hợp trẻ kém ăn, gia đình nên dùng sữa công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống đậm độ năng lượng cao (1Kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường. Tránh dùng thức ăn gây nôn và buồn nôn cho trẻ.

 >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Hồng Phúc

Bệnh nhân Covid-19 thường trở nặng vào giai đoạn nào?

Bệnh nhân Covid-19 thường trở nặng vào giai đoạn nào?

Người mắc Covid-19 thường trở nặng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 của bệnh. Đặc biệt, bệnh dễ diễn tiến nặng với những người béo phì, mắc bệnh mạn tính. 

Các triệu chứng phổ biến ở người mắc Covid-19 dù đã tiêm vắc xin

Các triệu chứng phổ biến ở người mắc Covid-19 dù đã tiêm vắc xin

Hiện tại, ở Anh, 1/3 số bệnh nhân Covid-19 mới mỗi ngày là những người đã tiêm vắc xin đầy đủ.

Người cao tuổi có bệnh nền ăn gì để tăng sức đề kháng Covid-19?

Người cao tuổi có bệnh nền ăn gì để tăng sức đề kháng Covid-19?

Khi lựa chọn các thực phẩm, ngoài việc duy trì đủ bữa, đủ năng lượng để có sức đề kháng phòng ngừa Covid-19, người già cũng nên ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.