-"Tham nhũng bây giờ còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực... Nói cảm nhận cá nhân một chút, là bây giờ anh em, người thân của ta cũng nghi ngờ ta tham nhũng", ĐBQH Trần Dương Tuấn.
LTS: Cuối tuần qua, Chính phủ đã gửi báo cáo công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng tới Ủy ban Tư pháp QH để cơ quan này thẩm tra, trước khi trình ra kỳ họp thứ 6, QH khóa 13. Tuần Việt Nam xin giới thiệu một số ý kiến tại phiên họp thẩm tra.
Công khai gì, sếp ăn tiền tỷ không ai biết
ĐBQH Trần Dương Tuấn (Bến Tre) - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tư pháp QH: Bao nhiêu người trong bộ máy dám tố cáo tham nhũng?
Nhận định của Chính phủ về chuyện "nguy cơ tham nhũng cao" vẫn làm chúng ta lo lắng.
Tham nhũng bây giờ còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực. Phải đánh giá từ góc độ ý kiến của người dân thì ta mới thấy công tác của chúng ta có hiệu quả thực tế đến đâu, không phải cứ đưa ra các nhận định, đánh giá mà dân không chịu, nội bộ cũng không chịu. Nói cảm nhận cá nhân một chút, là bây giờ anh em, người thân của ta cũng nghi ngờ ta tham nhũng.
Ông Trần Dương Tuấn: "Chúng ta còn nói chung chung nhiều quá" |
Đề nghị Chính phủ
nên có đánh giá quá trình phòng chống tham nhũng theo một giai đoạn,
một mốc nhất định. Chẳng hạn, năm 2005 ta có khảo sát điều tra xã hội học của
Ban nội chính,
thống kê 10 lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao. Sau đó ta có Luật phòng chống tham nhũng năm 2006 rồi có luật sửa đổi một số
điều của Luật phòng chống tham nhũng mới đây hiệu lực từ tháng 2/2013, có hàng
trăm văn bản nghị định thông tư, văn bản chỉ đạo của các cấp.
Nhưng đến bây giờ
vẫn thấy tham nhũng không được ngăn chặn đẩy lùi, không
có dấu hiệu sụt giảm. Các lĩnh vực cũng không phải co
hẹp mà có xu hướng mở rộng. Cân nhắc, so sánh những điều này để thấy hiện nay
việc chống tham nhũng đã được đến mức độ nào, rồi sắp tới cần làm những việc gì
nữa để tình hình phải chuyển biến.
Tôi xin đặt mấy vấn đề sau. Chúng ta còn nói chung chung nhiều quá.
ĐBQH chúng tôi cũng rất khó khi xem xét đánh giá, khó rút ra
được vấn đề để nói với dân trong các cuộc tiếp xúc cử tri...
Về việc khen thường người tố cáo hành vi tham nhũng, Chính phủ nói năm nay có 19 người. Trong số 19 người đó thì có bao nhiêu cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan tổ chức đơn vị của chúng ta thực hiện việc tố cáo hành vi tham nhũng. Bởi vì cử tri người ta sẽ hỏi, "ông là ĐBQH, ông nói cho tôi biết có bao nhiêu người trong bộ máy nhà nước dám tố cáo hành vi tham nhũng".
Cử tri nói chúng ta thành lập ban chỉ đạo từ trên xuống dưới, có các văn bản kế hoạch chương trình phòng chống tham nhũng trong từng cơ quan đơn vị nhưng rốt cuộc không ai đứng ra tố cáo việc gì. Mà chỉ có từ bên ngoài phát hiện ra thôi.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương: Đi bên bờ sông mà không ướt giầy
Thể chế pháp luật về chống tham
nhũng sẽ tiếp tục được hoàn thiện. Ngoài luật
chung lớn thì những vấn đề liên quan đến trật tự quản lí kinh tế
vẫn nhiều mặt đang còn sơ hở như vấn đề tạm nhập tái xuất, trên lĩnh vực đất đai,
khai thác khoáng sản hoặc ngân hàng tài chính.
Ông Lê Quý Vương: "Xử cả người đưa hối lộ thì rất khó" |
Lĩnh vực tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng cần tập trung làm mạnh, nhất là giáo dục về đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức. Trung Quốc đã giáo dục cho công chức nước họ một câu, đó là “Đi bên bờ sông mà không bị ướt giầy”.
Về tố cáo các hành vi tham nhũng,
chúng ta đã từng thảo luận về việc hối lộ
và nhận hối lộ xem sẽ xử lí như thế nào.
Chẳng hạn, trường hợp người dân buộc phải đưa hối lộ, nhưng sau đó họ tố cáo thì
đáng ra phải hoan nghênh hành vi đó thì mới khuyến khích được người dân. Còn nếu
như ta xử cả người đưa thì sẽ rất khó.
Về công khai minh bạch, rất nhiều hoạt động kinh tế, các dự án kinh tế, các quyết định về vốn,
về đầu tư
đường xá đầu tư… đến nay liệu đã được công khai chưa?! Ví dụ các quyết định kinh tế các dự án
lớn thì chỉ trong nội bộ của bộ, ngành địa phương nắm thôi làm sao thông báo cho
cơ quan công an biết để nắm tình hình theo dõi giám sát đầu vào, đầu ra?
Đến bây giờ có tình trạng một số dự án làm đường đang bị tắc vốn, trì trệ,
nhưng khi xem lại thì người trúng thầu là một số công ty nước ngoài.
Bây giờ phải xử lý thế nào.
Vấn đề thứ hai, nói đến chống tham nhũng trong quy định chỉ đạo của Đảng, các văn bản của nhà nước đều có một câu nêu trách nhiệm của cấp ủy và thủ trưởng đơn vị, của người đứng đầu địa phương. Cần phải đánh giá thêm là sự chỉ đạo của các cấp trên có quyết liệt hay không.
Như vụ ở Hoài Đức xem lại là nhân bản xét nghiệm để quyết toán, rút tiền thôi, chứ không phải để đem đi chữa bệnh cho dân. Tính ra thiệt hại kinh tế không lớn. Lãnh đạo Hà Nội báo cáo sơ sơ thiệt hại khoảng 60-70 triệu gì đó nhưng gây dư luận không hay, ảnh hưởng lớn đến hoạt động y tế. Cái này là do khâu quản lí lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm.
-
L. Nhung - Lan Anh