Hình như người Việt có xu hướng thích mặc bikini ở trong phòng hội nghị và comple ngoài bãi biển?” – anh Nguyễn Quốc Vương bình luận về làn sóng chế giễu cô gái trẻ chơi “Ai là triệu phú” mà không biết canh cua phải nấu với rau đay.

{keywords}

Bikini và complet đang dùng nhầm chỗ

Anh Nguyễn Quốc Vương, thạc sĩ Giáo dục học (hiện đang làm nghiên cứu sinh ở Nhật Bản), thắc mắc “Trong khi tỏ ra rất dễ dãi với chuyện bằng cấp, học hành và học thuật thì người ta lại chẳng tiếc lời và thái độ xét nét "trình độ kiến thức" của người chơi trong một Game Show?

“Đã gọi là Game Show thì nó chỉ để vui chơi, giải trí mà thôi” – anh Vương nhìn nhận.

“Mà cũng không thể coi những hiểu biết thể hiện ở đó là những gì ghê gớm. Kẻ biết nhiều và cái gì cũng biết trong rất nhiều trường hợp chính là kẻ vô dụng.

Tất nhiên, biết cái này cái kia cũng có khi là biểu hiện của văn hóa nói chung. Nhưng trong Game Show nó chẳng có gì là quan trọng”.

Anh Vương kể chuyện “Ở Nhật cũng có các Game Show như thế gọi là "Vua tạp học". Ở đó người ta hỏi người chơi đủ thứ từ tên côn trùng đến toán học, triết học, cách đọc Kanji.

Người chơi đa phần là những người rất nổi tiếng của giới Showbiz. Nhưng nó đúng là chơi vì thi thoảng lại có nhân vật nổi tiếng trả lời sai rất ngớ ngẩn làm khán giả cười lắc lư. Thậm chí bác đạo diễn rất nổi tiếng khi được hỏi "Thủ tướng Nhật bây giờ là ai?" đã quay sang hỏi người bên cạnh "Ông nào ý nhỉ" và ngoác miệng cười bảo "Không biết"”.

Anh Vương cũng mang một câu chuyện khác ra để so sánh: “Trong khi đó, cựu thủ tướng Asotaro khi đọc văn bản trước quốc hội đã đọc nhầm một chữ Kanji đã nhận đủ "gạch đá" từ truyền thông và dân chúng. Trên truyền hình có người còn giễu "Thủ tướng nên học lại Kanji trước khi làm thủ tướng"”.

Tóm lại, họ phân biệt rõ Bikini dành cho bãi biển và Comple dành cho hội nghị” – anh kết luận.

Hãy vị tha

Facebooker Gotanda Itsuki thì cho rằng nên đồng cảm với người khác. “Hãy hiểu rằng tất cả mọi người ai cũng đều có những khó khăn vất vả mà họ đang phải tranh đấu”.

Theo bạn trẻ này, có 4 điều phải học và nuôi dưỡng. Trước hết là học cách chấp nhận – “Hãy ngăn những phán xét tiêu cực, luôn tạo nên bầu không khí thoải mái cho người khác và cho phép họ được trở nên khác biệt”.

Thứ hai là hãy biết yêu thương – “Tình yêu thương sẽ giúp bạn cảm thấy đồng cảm với người khác hơn và khiến cho cuộc sống bạn luôn đầy ắp sự ấm áp và ngập tràn tình yêu. Những gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim”.

Thứ ba, hãy nuôi dưỡng lòng vị tha – “Sự tha thứ sẽ giúp bạn thanh thản hơn khi biết bỏ qua những lỗi lầm của người khác”. 

{keywords}
"Tình yêu thương sẽ giúp bạn cảm thấy đồng cảm với người khác hơn và khiến cho cuộc sống bạn luôn đầy ắp sự ấm áp và ngập tràn tình yêu" (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Và thứ tư, hãy tập cảm thông từ những điều nhỏ nhặt - “Để nuôi dưỡng sự tử tế, bạn phải có thiện tâm. Để rèn luyện thiện tâm, hãy bắt đầu với những người mà bạn cảm thấy thoải mái nhất – những người và bạn luôn yêu thương và dễ khơi lên sự đồng cảm trong bạn, như trẻ em chẳng hạn.

Khi đã thành thục trong việc sẵn sàng tương trợ người khác, bạn có thể mở rộng phạm vi chú ý của mình đến bạn bè hay người xa lạ. Ví dụ như giúp đỡ một người lớn tuổi qua đường, nhường cho một người đang gấp có thể thanh toán trước trong siêu thị mà vẫn cảm thấy vui vẻ. Hãy bắt đầu từ những điều dễ dàng nhất rồi hẵng thực hiện những công việc khó khăn hơn sau này”.

Gotanda Itsuki nhấn mạnh “Người Việt hãy biết chấp nhận sự khác biệt để tư duy được khai sáng. Biết nhìn thấu đáo vấn đề để hiểu sâu hơn, chính chúng ta đang gặp phải cách nhìn của số đông nên không tạo được môi trường phát triển và nâng đỡ những thế hệ trẻ.

Phải tạo một lớp trẻ có cách nhìn mới biết dám thất bại. Đừng lấy kiến thức cũ đè ép thế hệ trẻ”.

Lòng vị tha cũng là điều mà anh Trần Chí Hiếu đề cập tới.

Anh Hiếu nhìn nhận rằng có thể trong phạm vi cuộc thi thì bạn gái đó kém vì không đủ "hiểu biết rộng" để tham gia thi, nhưng trong phạm vi mạng xã hội, nhiều người hình như đã quá khắt khe và áp đặt khi miệt thị bạn gái đó!

“Đây là một cái tư duy "văn hoá đại chúng" điển hình nhất của giáo dục Việt Nam, đào tạo bọn trẻ như những con Vịt Trời: biết bay, biết chạy, biết bơi... cái gì cũng phải biết nhưng chả cái gì ra hồn...

Giỏi gì thì giỏi - nhưng chỉ một thứ "cơ bản" mà thiếu thì ngay lập tức bị miệt thị, bị hành hạ đến ngơ cả người...

Và quan trọng nhất: Chúng ta luôn không bao giờ mở rộng cửa vị tha với chúng! Chính vì thế: Một đứa trẻ con mà giỏi nhạc nhưng điểm phẩy Văn vị kém là có thể bị mắng mỏ đến không ngóc đầu lên được và không được lên lớp!

Một đứa trẻ giỏi Văn nhưng Toán dưới trung bình cũng có khi bị hành khiến chính nó cũng tưởng nó bất tài”...

Anh Hiếu cho biết “Tôi đã từng dạy học, cũng đã từng tuyển chọn hàng ngàn CV xin việc, và tôi nghiệm rằng những đứa "Biết tuốt" sau này chưa chắc đã thành công hơn (thậm chí ăn hại hơn) những người có những "năng lực đặc biệt"  nhưng chẳng may thiếu sót yếu điểm nào đó”...

“Các vị suốt ngày kêu la cần "cải cách giáo dục", nhưng cái quan trọng nhất là cần “tẩy cái não” của chính các vị. Hãy vị tha hơn với chúng và vứt mớ tư duy "Con Vịt Giời" đó đi - rồi hẵng nói đến việc cải cách”.

Còn các bạn, nếu các bạn chẳng may học Toán kém (dù có cố gắng), hoặc không biết El Nino hay canh cua nấu với gì... thì cũng chả phải lo. Hãy tìm ra điểm mạnh nhất của mình và hãy cố khai thác nó!

Thế giới phát triển đột phá được chính nhờ những người như vậy!” – anh Hiếu Chí Trần khẳng định.

...

Bức thư gửi phụ huynh gây xôn xao của cô giáo Mỹ

Một phụ huynh đã đăng tải bức thư lên trang Facebook của mình và bức thư nhanh chóng được lan truyền với hơn 59.000 lượt “share”.

Bức thư thức tỉnh hàng ngàn phụ huynh

Bức thư của một ngôi trường ở Ấn Độ gửi tới phụ huynh học sinh của mình đã được cộng đồng mạng lan truyền nhanh chóng.


  • Phương Chi