- Dịp Tết Tân Mão sắp tới nhiều công nhân, cán bộ viên chức sẽ có nguy cơ phải trắng tay về quê ăn Tết vì tiền bị “nuốt” trọn trong máy ATM.
TIN BÀI KHÁC
Chầu chực để rút tiền
Dù còn hơn nửa tháng nữa mới đến Tết Tân Mão nhưng những ngày gần đây nhiều cây ATM trên địa bàn Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương… đã bị nghẽn cục bộ. Công nhân xếp hàng dài để chờ tới lượt rút tiền nhưng đành ngậm ngùi về không. Nhiều người chậc lưỡi “cứ đà này có lẽ phải tay không về quê ăn Tết”.
Những dòng nhắn “Hệ thống đang tạm dừng hoạt động để bảo dưỡng” hay “Giao dịch không thể thực hiện” xuất hiện tại nhiều máy ATM của các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, Dongabank, Sacombank… khiến người rút tiền có chung một tâm trạng ức chế và bực mình.
Mới đây, vào hôm 10/1, cột rút tiền của Ngân hàng Techcombank tại phố Phan Đình Phùng (Hà Nội) đã phải dán thông báo “ngân quỹ chưa tiếp tiền” khiến nhiều khách hàng phi xe đến rồi lại về không.
Việc rút “hụt” tiền cũng thường xuyên xảy ra tại các cột ATM của ngân hàng Vietinbank tại phố Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy, Hà Nội). Chị Nguyễn Lan Thanh, nhà phố Mai Dịch cho biết “Công ty tôi trả tiền lương, tiền thưởng đều qua tài khoản của ngân hàng Vietinbank. Nhà thì gần cột thật đó nhưng tôi ra đến 3-4 lần mà chưa thể rút được. Máy liên tục báo lỗi. Tiếp tục thử chạy lên cột ATM trên Xuân Thủy lại cũng gặp tình trạng tương tự”.
Anh Phan Văn Tiến, công nhân khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) cũng bức xúc “Chuyện hết tiền, thiếu tiền tại các cột ATM trong những ngày sát tết là chuyện thường như cơm bữa. Năm nào mà chẳng thế. Năm ngoái tôi còn đi rút cả 3 ngày tại cột ATM của Vietcombank đều không được. Máy cứ báo lỗi đến vài ngày trong khi công nhân luôn xếp hàng dài chờ đợi”.
Nhiều năm trở lại đây, thời điểm các máy rút tiền có nguy cơ bị “nghẽn” nhiều nhất là vào chiều 29 Tết. Thời điểm này hầu hết các cơ quan, xí nghiệp đã cho cán bộ, công nhân viên nghỉ Tết. Do đó, vào tầm tan ca từ 15-18h, các cột ATM nhiều khả năng bị kẹt cứng.
Nhớ lại thời điểm rút tiền vào cuối năm ngoái, chị Phan Thị Tứ, công nhân khu công nghệ cao, quận 9 (TP.HCM) cho hay: “Cuối năm mà đi rút tiền đúng là chuyện kinh hoàng. Mình đang rút mà người ở dưới liên tục giục, bao nhiêu tiếng la ó, chửi bới, những ánh nhìn hình viên đạn…Cả dòng người chen lấn trước cột ATM vì ai cũng muốn rút sớm để còn kịp sắm tết, về quê. Nghĩ lại thấy nổi da gà”.
Có người còn bi đát hơn khi xếp hàng cả buổi mà không đến lượt… vì hết tiền. Có người ngán cảnh xếp hàng nên thức dậy từ 3-4h sáng để rút tiền vậy mà máy chỉ “nhả thẻ” mà không “nhả tiền”. Nếu vào ngân hàng rút tiền thì buộc phải trình chứng minh nhân dân rồi lại tiếp tục xếp hàng, chờ đợi.
Ngân hàng nỗ lực được bao nhiêu?
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến nay trên toàn quốc có khoảng hơn 50% tổng số các đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước qua thẻ ATM.
Do đó để tránh tình trạng thiếu tiền trong dịp Tết và hạn chế tình trạng ùn tắc tại các máy ATM, hầu hết các đại gia lớn trong ngành ngân hàng như Vietcombank, Techcombank… đều tuyên bố sẽ tăng quỹ tiền trong máy ATM trong dịp Tết Tân Mão sắp tới lên mức huy động tối đa từ 800 triệu – 1 tỷ đồng và tăng thêm các điểm đặt máy ATM.
Cũng với giải pháp tăng quỹ, hầu hết các ngân hàng còn lại đều đồng loạt cam kết sẽ tăng lượng tiền gấp 2-3 lần so với năm trước.
Tuy nhiên, với những dấu hiệu “trục trặc” của các máy ATM ngay từ thời điểm hiện tại, rất khó để có thể khẳng định sẽ không có trục trặc và quá tải tại các cột máy ATM trong dịp tết.
Một phân tích dễ nhận thấy, số lượng máy ATM trên cả nước hiện tại khoảng trên 15.000 máy, trong khi số lượng thẻ đã vượt qua con số 20 triệu thẻ. Như vậy chỉ cần 10% trong số này đồng loạt thực hiện giao dịch thì cũng đã gây tắc nghẽn tại các hệ thống rút tiền.
Trong khi số lượng thẻ tăng lên vùn vụt thì bài toán tăng thêm lượng máy ATM được các ngân hàng ít tính đến. Vì trung bình mỗi máy ATM có thể tiếp quỹ tối đa từ 800 triệu – 1 tỷ đồng, như vậy nếu ngân hàng có 1.000 máy ATM và nạp đủ số tiền trên thì cần phải huy động số tiền mặt lên tới vài trăm tỉ đồng.
Thêm vào đó, tháng Tết là tháng cao điểm khi các doanh nghiệp, cơ quan thường tập trung trả lương, thưởng qua tài khoản vào những ngày cuối năm dẫn đến tình trạng dồn nhu cầu vào cùng một thời điểm. Tâm lý rút sớm để rút được tiền mới, tiền mệnh giá lớn cũng đẩy các cột ATM trong tình trạng nghẹn ứ và thiếu tiền.
Các ngân hàng có khuyến cáo, người dùng thẻ nên chủ động rút tiền trước, tránh những ngày gần Tết mới chen chân vào các cột ATM hoặc chủ động vào rút trực tiếp trong ngân hàng. Đồng thời các doanh nghiệp, cơ quan nên xem xét chuyển lương, thưởng vào các thời điểm khác nhau trong tháng để tránh tiền bị dồn ứ cùng lúc.
Tuy nhiên, vấn đề đáng bàn là, nhiều doanh nghiệp phải đến ngày cuối cùng, khi ngân hàng đóng cửa nghỉ Tết thì mới “gom” đủ tiền để thưởng cho nhân viên. Và câu chuyện xếp hàng chờ rút tiền trong Tết Tân Mão có lẽ cũng khó tránh khỏi.
Minh Anh
TIN BÀI KHÁC
Bền bỉ tình yêu 30 năm trên đôi nạng gỗ
Nữ sinh đột tử do tắm quá lâu trong ngày rét
Tìm thấy một hài nhi bọc túi nilon vứt bên bờ kênh
Học quá căng, một SV giỏi đột ngột tự tử
Nữ sinh đột tử do tắm quá lâu trong ngày rét
Tìm thấy một hài nhi bọc túi nilon vứt bên bờ kênh
Học quá căng, một SV giỏi đột ngột tự tử
Chầu chực để rút tiền
Dù còn hơn nửa tháng nữa mới đến Tết Tân Mão nhưng những ngày gần đây nhiều cây ATM trên địa bàn Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương… đã bị nghẽn cục bộ. Công nhân xếp hàng dài để chờ tới lượt rút tiền nhưng đành ngậm ngùi về không. Nhiều người chậc lưỡi “cứ đà này có lẽ phải tay không về quê ăn Tết”.
Những dòng nhắn “Hệ thống đang tạm dừng hoạt động để bảo dưỡng” hay “Giao dịch không thể thực hiện” xuất hiện tại nhiều máy ATM của các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, Dongabank, Sacombank… khiến người rút tiền có chung một tâm trạng ức chế và bực mình.
Công nhân xếp hàng dài để chờ rút tiền dịp Tết (Ảnh minh họa: VietNamNet) |
Mới đây, vào hôm 10/1, cột rút tiền của Ngân hàng Techcombank tại phố Phan Đình Phùng (Hà Nội) đã phải dán thông báo “ngân quỹ chưa tiếp tiền” khiến nhiều khách hàng phi xe đến rồi lại về không.
Việc rút “hụt” tiền cũng thường xuyên xảy ra tại các cột ATM của ngân hàng Vietinbank tại phố Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy, Hà Nội). Chị Nguyễn Lan Thanh, nhà phố Mai Dịch cho biết “Công ty tôi trả tiền lương, tiền thưởng đều qua tài khoản của ngân hàng Vietinbank. Nhà thì gần cột thật đó nhưng tôi ra đến 3-4 lần mà chưa thể rút được. Máy liên tục báo lỗi. Tiếp tục thử chạy lên cột ATM trên Xuân Thủy lại cũng gặp tình trạng tương tự”.
Anh Phan Văn Tiến, công nhân khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) cũng bức xúc “Chuyện hết tiền, thiếu tiền tại các cột ATM trong những ngày sát tết là chuyện thường như cơm bữa. Năm nào mà chẳng thế. Năm ngoái tôi còn đi rút cả 3 ngày tại cột ATM của Vietcombank đều không được. Máy cứ báo lỗi đến vài ngày trong khi công nhân luôn xếp hàng dài chờ đợi”.
Nhiều năm trở lại đây, thời điểm các máy rút tiền có nguy cơ bị “nghẽn” nhiều nhất là vào chiều 29 Tết. Thời điểm này hầu hết các cơ quan, xí nghiệp đã cho cán bộ, công nhân viên nghỉ Tết. Do đó, vào tầm tan ca từ 15-18h, các cột ATM nhiều khả năng bị kẹt cứng.
Nhớ lại thời điểm rút tiền vào cuối năm ngoái, chị Phan Thị Tứ, công nhân khu công nghệ cao, quận 9 (TP.HCM) cho hay: “Cuối năm mà đi rút tiền đúng là chuyện kinh hoàng. Mình đang rút mà người ở dưới liên tục giục, bao nhiêu tiếng la ó, chửi bới, những ánh nhìn hình viên đạn…Cả dòng người chen lấn trước cột ATM vì ai cũng muốn rút sớm để còn kịp sắm tết, về quê. Nghĩ lại thấy nổi da gà”.
Có người còn bi đát hơn khi xếp hàng cả buổi mà không đến lượt… vì hết tiền. Có người ngán cảnh xếp hàng nên thức dậy từ 3-4h sáng để rút tiền vậy mà máy chỉ “nhả thẻ” mà không “nhả tiền”. Nếu vào ngân hàng rút tiền thì buộc phải trình chứng minh nhân dân rồi lại tiếp tục xếp hàng, chờ đợi.
Ngân hàng nỗ lực được bao nhiêu?
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến nay trên toàn quốc có khoảng hơn 50% tổng số các đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước qua thẻ ATM.
Do đó để tránh tình trạng thiếu tiền trong dịp Tết và hạn chế tình trạng ùn tắc tại các máy ATM, hầu hết các đại gia lớn trong ngành ngân hàng như Vietcombank, Techcombank… đều tuyên bố sẽ tăng quỹ tiền trong máy ATM trong dịp Tết Tân Mão sắp tới lên mức huy động tối đa từ 800 triệu – 1 tỷ đồng và tăng thêm các điểm đặt máy ATM.
Cũng với giải pháp tăng quỹ, hầu hết các ngân hàng còn lại đều đồng loạt cam kết sẽ tăng lượng tiền gấp 2-3 lần so với năm trước.
Tuy nhiên, với những dấu hiệu “trục trặc” của các máy ATM ngay từ thời điểm hiện tại, rất khó để có thể khẳng định sẽ không có trục trặc và quá tải tại các cột máy ATM trong dịp tết.
Một phân tích dễ nhận thấy, số lượng máy ATM trên cả nước hiện tại khoảng trên 15.000 máy, trong khi số lượng thẻ đã vượt qua con số 20 triệu thẻ. Như vậy chỉ cần 10% trong số này đồng loạt thực hiện giao dịch thì cũng đã gây tắc nghẽn tại các hệ thống rút tiền.
Trong khi số lượng thẻ tăng lên vùn vụt thì bài toán tăng thêm lượng máy ATM được các ngân hàng ít tính đến. Vì trung bình mỗi máy ATM có thể tiếp quỹ tối đa từ 800 triệu – 1 tỷ đồng, như vậy nếu ngân hàng có 1.000 máy ATM và nạp đủ số tiền trên thì cần phải huy động số tiền mặt lên tới vài trăm tỉ đồng.
Thêm vào đó, tháng Tết là tháng cao điểm khi các doanh nghiệp, cơ quan thường tập trung trả lương, thưởng qua tài khoản vào những ngày cuối năm dẫn đến tình trạng dồn nhu cầu vào cùng một thời điểm. Tâm lý rút sớm để rút được tiền mới, tiền mệnh giá lớn cũng đẩy các cột ATM trong tình trạng nghẹn ứ và thiếu tiền.
Các ngân hàng có khuyến cáo, người dùng thẻ nên chủ động rút tiền trước, tránh những ngày gần Tết mới chen chân vào các cột ATM hoặc chủ động vào rút trực tiếp trong ngân hàng. Đồng thời các doanh nghiệp, cơ quan nên xem xét chuyển lương, thưởng vào các thời điểm khác nhau trong tháng để tránh tiền bị dồn ứ cùng lúc.
Tuy nhiên, vấn đề đáng bàn là, nhiều doanh nghiệp phải đến ngày cuối cùng, khi ngân hàng đóng cửa nghỉ Tết thì mới “gom” đủ tiền để thưởng cho nhân viên. Và câu chuyện xếp hàng chờ rút tiền trong Tết Tân Mão có lẽ cũng khó tránh khỏi.
Minh Anh