Cụ thể, ông Nguyễn Đức Nghĩa, Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Bộ Nội vụ) thông tin, mỗi năm ngân sách Nhà nước chi cho việc bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức vào khoảng 1.000 tỷ đồng, trong đó Hà Nội và TP.HCM hơn 200 tỷ đồng.

Chuyên viên cao cấp Nguyễn Đức Nghĩa - Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Bộ Nội vụ). Ảnh: Thanh Tuấn

Theo khảo sát do Viện Khoa học tổ chức nhà nước thực hiện mới đây, phân tích trong hơn 9.700 phiếu điều tra xã hội học cho thấy có tới 37% số người được hỏi chưa từng được tiếp cận bộ công cụ đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Con số này tập trung ở đối tượng viên chức (15,4%) và đối tượng cán bộ, công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện (10,7%).

Tính trên tỷ lệ tuyệt đối, tỷ lệ viên chức chưa được tiếp cận còn cao hơn, công cụ đánh giá được sử dụng nhiều hơn đối với các khóa bồi dưỡng dành cho cán bộ, công chức.

Số lượng các khóa bồi dưỡng được đánh giá còn thấp, một phần do quy định về tỷ lệ số khóa bồi dưỡng phải thực hiện đánh giá hàng năm tại Thông tư 10/2017  (hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức) còn thấp.

Mới chỉ là cái áo rất đẹp

TS. Nguyễn Hải Thập, Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục của Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT cho rằng Thông tư 10/2017 quy định rất chi tiết các vấn đề kiểm định về chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên...

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Vân, Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước cũng băn khoăn: “Chất lượng toàn tốt trở lên, toàn 8-9 điểm, nhưng tại sao học hành chính công xong học lại như không biết gì?”.  Ảnh: Thanh Tuấn

Tuy nhiên, ông băn khoăn “đây mới chỉ là cái áo rất đẹp, còn khi đi đánh giá ai cũng cho đạt cả, thậm chí cho 8, 9 điểm nhưng tại sao điểm cao như thế mà chất lượng bồi dưỡng không tăng”.

Vì vậy, ông Thập cho rằng, chương trình bồi dưỡng phải phù hợp với các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm của đội ngũ cán bộ, công chức và đề nghị Bộ Nội vụ nên có hướng dẫn chi tiết về việc đánh giá chương trình bồi dưỡng hiện nay.

Ngoài ra, TS Nguyễn Hải Thập cũng đề nghị phải có hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá về năng lực đội ngũ giảng viên và phải có bộ công cụ ra đề thi, coi thi, chấm thi trực tuyến, con người không can thiệp vào. 

Tiến sỹ Lại Đức Vượng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Bộ Nội vụ) cũng nêu thực tế, có bộ 50% chuyên viên không biết viết chiến lược, tìm được người viết chiến lược rất khó. Điều này đặt ra vấn đề đào tạo bao nhiêu, như thế nào để tìm ra được đội ngũ “chinh chiến”, thực thi công vụ hiệu quả nhất. 

Ông Lượng cho hay, Bộ trưởng Nội vụ giao vụ hoàn thiện thông tư mới về nội dung này ngay trong tháng 7 theo hướng cụ thể hơn, công cụ đánh giá dễ hơn, hướng đến chuyển đổi số 4.0... Theo đó, mỗi một học viên tham gia chương trình bồi dưỡng sẽ có một mã số, tài khoản để đánh giá tốt hơn.

Chính sách mới tháng 6: Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với viên chức ngành y tế

Chính sách mới tháng 6: Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với viên chức ngành y tế

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với viên chức ngành y tế, điều chỉnh thời gian học thực hành lái ô tô trên sân tập lái và trên đường giao thông là hai trong những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6.
Nỗi niềm chứng chỉ và câu trả lời của 2 Bộ trưởng Nội vụ

Nỗi niềm chứng chỉ và câu trả lời của 2 Bộ trưởng Nội vụ

Thông thư 02 của Bộ Nội vụ chính thức bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng và thi nâng ngạch đối với công chức hành chính, văn thư như cởi bỏ gánh nặng "ngàn cân" với hàng trăm ngàn công chức.

 

Bộ trưởng Nội vụ: Hàng triệu công chức, viên chức sẽ giảm gánh nặng chứng chỉ

Bộ trưởng Nội vụ: Hàng triệu công chức, viên chức sẽ giảm gánh nặng chứng chỉ

Trao đổi với VietNamNet, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định quyết tâm cắt bỏ những chứng chỉ không phù hợp, để giảm gánh nặng đối với công chức, viên chức.