- Lãnh đạo ngành giáo dục TP.HCM kiến nghị: Chỉ nên áp dụng 7/10 điều thuộc dự thảo Điều lệ cha mẹ học sinh. Muốn các trường công lập ở các thành phố lớn nâng cao chất lượng, đi đầu thì cần vận động cha mẹ học sinh giúp đỡ, ủng hộ”. Còn theo lãnh đạo Bộ: “Không thể biện minh Ngân sách không đủ thì chất lượng không được nâng cao”.
Tại hội nghị giao ban lần thứ nhất năm học 2011-2012 giữa Bộ GD-ĐT và lãnh đạo 5 Sở gồm Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng vừa diễn ra sáng nay, 14/10 vấn đề lạm thu, học thêm dạy thêm lại trở thành tâm điểm được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Tiến Đạt nêu kiến nghị với Bộ GD-ĐT: “Chỉ nên áp dụng 7/10 điều thuộc dự thảo Điều lệ cha mẹ học sinh. Muốn các trường công lập ở các thành phố lớn nâng cao chất lượng, đi đầu thì cần vận động cha mẹ học sinh giúp đỡ, ủng hộ giúp đỡ cho việc dạy và học, nâng cao cơ sở vật chất. Nếu không như vậy sẽ triệt tiêu sự phát triển sự phát triển và việc đi trước trong giáo dục của các thành phố lớn như TP.HCM”.
Theo ông: “Hiện kinh phí cấp cho giáo dục các tỉnh, thành
phố cơ bản giống nhau. Nhưng mỗi vùng lại có những điều kiện khác
nhau”.
Ông Đạt đưa ra 3 loại hình trường học: Một là năng động nhưng cách vận động không khéo; Thứ hai: Năng động và vận động có nghệ thuật; Thứ ba: An phận bèo dạt mây trôi. Và theo ông: Những trường thuộc loại thứ hai thường luôn là điểm nóng, hàng năm phụ huynh luôn muốn gửi gắm con tới học bởi chất lượng tốt.Vị Phó GĐ tiếp tục lấy một ví dụ khác:
“Trước, TP.HCM có huyện Cần Giờ mỗi năm có trường được cấp kinh phí tới 13 tỷ đồng (nhiều hơn nơi khác 3 tỷ đồng). Tuy nhiên, sau đó nơi này chất lượng lại thấp đi vì không biết quản lí tốt”.
Chia sẻ với kiến nghị trên, theo ông Trần Trọng Khiếm, GĐ Sở GD-ĐT Cần Thơ: Việc cha mẹ học sinh có quỹ hỗ trợ việc dạy và học cần được nghiên cứu lại bởi mỗi địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng Vũ Văn Trà cho rằng:
“Hải Phòng đang làm hội thảo nâng cao chất lượng hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, xem làm xã hội hóa như thế nào cho hiệu quả. Tất nhiên phải trên nguyên tắc đồng thuận, tự nguyện, công khai minh bạch, chú ý đến những gia đình khó khăn.
Còn về việc hỗ trợ, ngân sách chi cho GD còn hạn hẹp việc huy động là chính đáng. Quan trọng người dân, doanh nghiệp không tiếc tiền cho giáo dục nhưng quan trọng là cách làm như thế nào. Khi người dân chưa rõ khoản đóng góp của mình được dùng như thế nào thì họ thắc mắc và việc này không nên ép”.
Trong ý kiến chia sẻ tại hội nghị, bà Đinh Lan Duyên, Phó Chủ tịch UBND phường Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết đơn vị này cũng thường xuyên nhận được những phản hồi, đơn thư thắc mắc, bức xúc xung quanh chuyện thu, chi của các trường.
Tuy nhiên theo bà: Không nên chỉ nghe theo dư luận mà sửa chữa ngay vì có phản ánh quá khắt khe hoặc chưa hiểu hết vấn đề. Trong khi đó nhiều phụ huynh muốn giúp đỡ, ủng hộ nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học.
Các ý kiến tại hội nghị cũng chia sẻ rằng hiện nay ngân sách chi cho giáo dục còn hạn chế, trường và phụ huynh có thể phối hợp thu thêm những khoản hỗ trợ. Song quan trọng hơn cả là làm thế nào để việc thu, chi được minh bạch, dân chủ.
“Không có chuyện người này không đóng tiền “ủng hộ” cho con mà bị phân biệt đối xử. Theo tôi, cách nghĩ đó chỉ là suy diễn thôi” - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Tiến Đạt chia sẻ bên lề hội nghị.
“Mách nước” cho những người làm quản lí, nhà giáo nhân dân Nguyễn Kim Hoãn, Chủ tịch hội Khuyến học Hà Nội mong muốn ngành giáo dục và các hội khuyến học cần phối hợp với nhau chặt chẽ hơn nữa.
Ông lấy ví dụ: Vừa qua, tại huyện Thanh Trì đã lập được hội Khuyến học Chu Văn An với cách làm tốt đã huy động được các đơn vị, tổ chức xã hội đóng góp được hàng tỷ đồng.
Lắng nghe các ý kiến trình bày tại hội nghị, theo ông Phạm Mạnh Hùng, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT:
"Đúng là có những phản ánh về tình trạng lạm thu chưa đúng. Chúng ta cần nghe dư luận để tìm hiểu thực trạng, tìm ra giải pháp. Đây là vấn đề nóng, xã hội rất bức xúc. Nhất là khi báo chí nêu đích danh các trường. Các địa phương có làm nhưng xử lí thì chưa được”.
Theo ông: “Không thể biện minh rằng ngân sách cấp không đủ dẫn tới chất lượng không đảm bảo bởi có những trường qua thực tế họ vẫn làm rất tốt dù không thu thêm của cha mẹ học sinh”.
Tân Chánh Thanh tra Nguyễn Huy Bằng bổ sung: “Việc xử phạt là buộc phải làm. Sắp tới, Bộ sẽ có tập huấn sâu về việc này. Tùy theo mức độ, những nơi để xảy ra lạm thu mà nghiêm trọng, cố tình sẽ bị xử lí”.
Chốt lại buổi họp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định:
“Không phải ta cấm các khoản thu, ủng hộ. Nhưng đừng đứng đằng sau việc mình không làm được. Nhà trường không thể lấy cha mẹ học sinh ra làm lá chắn cho những việc mình làm. Hiệu trưởng phải nhận lấy trách nhiệm này. Ai làm sai, cố tình làm sai thì phải xử lí thật nghiêm”.
|
Câu chuyện lạm thu trong trường học một lần nữa lại chủ đề được bàn bạc sôi nổi nhất tại hội nghị giao ban lần thứ nhất cụm thi đua vùng 7 gồm lãnh đạo Sở GD các tỉnh thành là Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh) vừa diễn ra sáng nay 14/10 tại Hà Nội. |
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Tiến Đạt nêu kiến nghị với Bộ GD-ĐT: “Chỉ nên áp dụng 7/10 điều thuộc dự thảo Điều lệ cha mẹ học sinh. Muốn các trường công lập ở các thành phố lớn nâng cao chất lượng, đi đầu thì cần vận động cha mẹ học sinh giúp đỡ, ủng hộ giúp đỡ cho việc dạy và học, nâng cao cơ sở vật chất. Nếu không như vậy sẽ triệt tiêu sự phát triển sự phát triển và việc đi trước trong giáo dục của các thành phố lớn như TP.HCM”.
Thưa các bác giáo dục: em xin chừa!
Sau vài tuần cho con đi học lớp 1,
nhà chị Vy bỗng tán loạn lên vì "thành tích" học tập của cậu nhỏ: viết
kém, đọc kém. Cô bạn đồng nghiệp bèn ra tối hậu
thư: phải cho đi học thêm ngay, thế này nước vẫn còn kịp tát.
'Chất lượng không thể giải quyết bằng lạm thu'
Chưa có nơi nào điều chỉnh học phí theo đề án này nhưng phụ huynh cứ bị “đè” ra để thu tiền ngoài quy định; số tiền lớn hơn học
phí nhiều lần. Nếu cứ để tình trạng nhập nhằng như thế này thì không ổn.
Tiền trường, khi nhà quản lý luôn hành động muộn
Sau khi chuyện lạm thu "nóng rẫy" mặt
báo thì lúc đó, những cuộc họp khẩn cấp của các nhà quản lý ngành giáo dục mới "nóng" theo.
Phụ huynh suýt ngất vì tiền trường
"Dù đã chuẩn bị sẵn tinh thần phải đóng tiền đầu năm, nhưng không ít phụ
huynh có con học trường ngoài công lập vẫn choáng với “kịch bản” phí do
các trường đưa ra.
|
Ông Đạt đưa ra 3 loại hình trường học: Một là năng động nhưng cách vận động không khéo; Thứ hai: Năng động và vận động có nghệ thuật; Thứ ba: An phận bèo dạt mây trôi. Và theo ông: Những trường thuộc loại thứ hai thường luôn là điểm nóng, hàng năm phụ huynh luôn muốn gửi gắm con tới học bởi chất lượng tốt.Vị Phó GĐ tiếp tục lấy một ví dụ khác:
“Trước, TP.HCM có huyện Cần Giờ mỗi năm có trường được cấp kinh phí tới 13 tỷ đồng (nhiều hơn nơi khác 3 tỷ đồng). Tuy nhiên, sau đó nơi này chất lượng lại thấp đi vì không biết quản lí tốt”.
Chia sẻ với kiến nghị trên, theo ông Trần Trọng Khiếm, GĐ Sở GD-ĐT Cần Thơ: Việc cha mẹ học sinh có quỹ hỗ trợ việc dạy và học cần được nghiên cứu lại bởi mỗi địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng Vũ Văn Trà cho rằng:
“Hải Phòng đang làm hội thảo nâng cao chất lượng hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, xem làm xã hội hóa như thế nào cho hiệu quả. Tất nhiên phải trên nguyên tắc đồng thuận, tự nguyện, công khai minh bạch, chú ý đến những gia đình khó khăn.
Còn về việc hỗ trợ, ngân sách chi cho GD còn hạn hẹp việc huy động là chính đáng. Quan trọng người dân, doanh nghiệp không tiếc tiền cho giáo dục nhưng quan trọng là cách làm như thế nào. Khi người dân chưa rõ khoản đóng góp của mình được dùng như thế nào thì họ thắc mắc và việc này không nên ép”.
Trong ý kiến chia sẻ tại hội nghị, bà Đinh Lan Duyên, Phó Chủ tịch UBND phường Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết đơn vị này cũng thường xuyên nhận được những phản hồi, đơn thư thắc mắc, bức xúc xung quanh chuyện thu, chi của các trường.
Tuy nhiên theo bà: Không nên chỉ nghe theo dư luận mà sửa chữa ngay vì có phản ánh quá khắt khe hoặc chưa hiểu hết vấn đề. Trong khi đó nhiều phụ huynh muốn giúp đỡ, ủng hộ nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học.
Các ý kiến tại hội nghị cũng chia sẻ rằng hiện nay ngân sách chi cho giáo dục còn hạn chế, trường và phụ huynh có thể phối hợp thu thêm những khoản hỗ trợ. Song quan trọng hơn cả là làm thế nào để việc thu, chi được minh bạch, dân chủ.
“Không có chuyện người này không đóng tiền “ủng hộ” cho con mà bị phân biệt đối xử. Theo tôi, cách nghĩ đó chỉ là suy diễn thôi” - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Tiến Đạt chia sẻ bên lề hội nghị.
“Mách nước” cho những người làm quản lí, nhà giáo nhân dân Nguyễn Kim Hoãn, Chủ tịch hội Khuyến học Hà Nội mong muốn ngành giáo dục và các hội khuyến học cần phối hợp với nhau chặt chẽ hơn nữa.
Ông lấy ví dụ: Vừa qua, tại huyện Thanh Trì đã lập được hội Khuyến học Chu Văn An với cách làm tốt đã huy động được các đơn vị, tổ chức xã hội đóng góp được hàng tỷ đồng.
Lắng nghe các ý kiến trình bày tại hội nghị, theo ông Phạm Mạnh Hùng, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT:
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển: Đừng đứng sau việc
mình không làm được “Không phải ta cấm các khoản thu, ủng hộ. Nhưng đừng đứng đằng sau việc mình không làm được. Nhà trường không thể lấy cha mẹ học sinh ra làm lá chắn cho những việc mình làm. Hiệu trưởng phải nhận lấy trách nhiệm này. Ai làm sai, cố tình làm sai thì phải xử lí thật nghiêm”. |
Theo ông: “Không thể biện minh rằng ngân sách cấp không đủ dẫn tới chất lượng không đảm bảo bởi có những trường qua thực tế họ vẫn làm rất tốt dù không thu thêm của cha mẹ học sinh”.
Tân Chánh Thanh tra Nguyễn Huy Bằng bổ sung: “Việc xử phạt là buộc phải làm. Sắp tới, Bộ sẽ có tập huấn sâu về việc này. Tùy theo mức độ, những nơi để xảy ra lạm thu mà nghiêm trọng, cố tình sẽ bị xử lí”.
Chốt lại buổi họp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định:
“Không phải ta cấm các khoản thu, ủng hộ. Nhưng đừng đứng đằng sau việc mình không làm được. Nhà trường không thể lấy cha mẹ học sinh ra làm lá chắn cho những việc mình làm. Hiệu trưởng phải nhận lấy trách nhiệm này. Ai làm sai, cố tình làm sai thì phải xử lí thật nghiêm”.
- Văn Chung