- Cũng như người đồng hương Amélie Nothomb, Nicolas Ancion- tác giả "Người đàn ông trị giá 35 tỷ" - cũng là một nhà văn "dị ứng" với truyền hình.

TIN BÀI KHÁC
Murakami xa lánh truyền thông và rất nhạy cảm
Tiểu thuyết gợi dục ăn khách nhất ra mắt bản tiếng Việt
Cuộc săn lùng 'những người tự trọng'
Anh hề viết văn của Việt Nam

Tối 20/1, nhà văn Bỉ Nicolas Ancion xuất hiện trước độc giảViệt Namvới vẻ lịch lãm, trông rất trẻ so với tuổi 42.Từ hơn 10 năm nay, anh làm công việc "tái sáng tạo" thế giới qua những câu chuyện điên rồ nhất. Anh đã đoạt nhiều giải thưởng văn học trongđó có giải Franz de Wever của Viện hàn lâm Ngôn ngữ và Văn học Hoàng gia Bỉ (tậptruyện ngắn "Tất cả chúng ta đều làplaymobile") và giải Rossel cho tiểu thuyết "Người đàn ông trị giá 35 tỷ".

Những trích đoạn tiếng Việt đầu tiên của "Người đàn ông trị giá 35 tỷ"  (một phi vụ bắt cóc ông chủ tập đoàn thép) cho thấy cách viết giàu cảm xúc, quan sát kĩ lưỡng và tinh tế, và đặc biệt là khả năng nắm bắt tâm lý của nhân vật. Không quan trọng là đề tài thương mại, Nicolas Ancion  vẫn sử dụng một lối miêu tả chặt chẽ, liền mạch như thể trong các tiểu thuyết tâm lý kinh điển. Phóng viên VietNamNet có cuộc trò chuyện với nhà văn thú vị và sâu sắc này.

Nicolas Ancion tại Hà Nội (20/1)

Một số hiện tượng toàn cầu của văn học thế giới gần đây như "Twilight" hay "50 shades of Grey" có làm các tiểu thuyết gia ở thể loại nghiêm túc hơn chạnh lòng?

- Tôi không biết có thể nhận mình là một tác gia nghiêm túc hay không, vì với tôi sự hài hước là một yếu tố rất quan trọng. Tôi không chạnh lòng vì những tác phẩm lãnh mạn đang được chuyển thể thành phim với hàng triệu người đọc, hàng triệu người xem đó. Tôi không bận tâm, không cảm thấy phiền lòng hay nhụt chí trước những hiện tượng như vậy.

Với tôi, điều quan trọng khi sáng tác là sự lùi lại với hiện thực, sự thông minh và vận dụng tích cực của bộ não.  Tôi rất muốn vận hành toàn bộ các phần của bộ não nhưng hiện nay tôi mới chỉ làm được một phần. Dù chúng ta kể một câu chuyện tình lãng mạn, một truyện trinh thám, một truyện kinh dị, thì cũng phải đối diện với những điều trên.

Nhân vật Richard trong "Người đàn ông trị giá 35 tỷ" là một người dị ứng với truyền hình. Tôi gặp điều này trong tác phẩm Axit Sunfuric của một nhà văn Bỉ khác - Amélie Nothomb. "Không ưa truyền hình" thậm chí còn có vẻ như trở thành xu hướng của một nhóm. Nó có nằm trong mục đích văn chương "gỡ giải thế giới" của anh?

- Tôi rất may mắn sinh ra trong một gia đình không có truyền hình. Khi tôi còn bé, ở trường học, tôi là người duy nhất ở nhà không có vô tuyến. Các bạn khác thường xuyên xem, còn tôi thì không. Và tôi cảm thấy cực kì không thoải mái với chúng. Nếu buộc phải xem với màn hình, tôi sẽ chọn đĩa DVD.

Tôi nghĩ nếu mọi người biết rõ hơn về truyền hình một chút sẽ thấy chúng thật vớ vẩn. Vào giờ mà rất đông nguời xem thì toàn phát quảng cáo. Truyền hình là một công cụ để hỗ trợ quảng cáo. Cái mà tôi không thích là hệ thống họ sắp đặt nhằm cho mục đích này.

Nicolas đã thay ảnh bìa Facebook cá nhân của mình bằng hình ảnh khu chợ Hội An anh vừa chụp

Người ta nói ở Châu Âu, tất cả mọi luống cày đều đã cũ. Có nghĩa là thật khó để sáng tạo thêm một câu chuyện nào mới mẻ ở lục địa này.

- Đây là câu hỏi cực kì quan trọng mà ngày nào tôi cũng phải tự hỏi mình. Khi bắt tay vào một cuốn tiểu thuyết, có nghĩa là tôi có một điều gì đó ở trong đầu và muốn kể nó ra. Tôi viết nó cho chính bản thân mình, để thỏa mãn chính mình. Ở Châu Âu, mọi thứ dường như đã đầy đủ, dư thừa, mọi câu chuyện dường như đã được kể. Nhưng với cá nhân tôi, tôi không làm điều gì lần thứ 2 lần trong đời. Không bao giờ tôi sử dụng cùng một kiểu nhân vật. Thậm chí tôi không để nhân vật xuyên suốt tác phẩm của mình. Thông thường nhân vật chính là người đi từ đầu đến cuối truyện, nhưng tôi có thể cho anh ta biến mất bất cứ lúc nào.

Tôi cũng không đặt ra các điểm mốc trong câu chuyện. Tôi sợ rằng mình sẽ quẩn quanh trong điểm mốc đó. Tôi cho phép mình bị lạc. Hoàn toàn để tránh một sự lặp lại. Trong 30 tác phẩm tôi đã viết, chúng đều là những kinh nghiệm mới của cá nhân tôi.

Làm sao có thể thấu hiểu các kiểu tâm lý và xây dựng được nhiều nhân vật khác nhau như vậy? Nhà văn có phải là một kiểu người đa nhân cách hay không?

- Thực ra, tôi nghĩ mình chỉ có một tính cách thôi. Nhưng tôi có thể viết những câu chuyện rất đáng sợ, hoặc những câu chuyện nhẹ nhàng dễ thương. Các nhóm độc giả khác nhau tìm thấy mình trong đó. Tôi làm không cố tình đâu, nhưng cứ viết thì thành ra như vậy.

Nhà văn DiLi, nhà phê bình Phạm Xuân Thạch và NicolasAncion. 

Anh có đọc nhiều về các nền văn học khác trên thế giới?

- Đối với nền văn học thế giới, hiểu biết của tôi rất hạn chế. Đến tận năm 17 tuổi tôi không biết một tác giả nào của Bỉ sử dụng tiếng Pháp cả. Vì thế trong 5 năm sau đó, tôi cố gắng chạy đua với thời gian bằng cách đọc hàng trăm tác phẩm của Bỉ viết bằng tiếng Pháp (ở Bỉ sử dụng 3 ngôn ngữ: Anh, Pháp và một ngôn ngữ giống tiếng Hà Lan). Tôi đã cảm thấy có hiểu biết về nền văn học trên chính đất nước của mình. Cho đến nay tôi chỉ biết thêm một chút về văn học Mỹ và Pháp.

Hồ Hương Giang