Quán phá lấu thu nhập "khủng"
Quán phá lấu nhỏ của chị Hằng nằm trong con 161 đường Nguyễn Thị Tần, quận 8, TPHCM thu hút nhiều khách mua. |
Nằm trong con hẻm số 161 đường Nguyễn Thị Tần (Quận 8, TPHCM), tiệm phá lấu khìa nước dừa của chị Lê Thị Thúy Hằng (sinh năm 1988, quê ở Đồng Nai) ngày nào cũng đông thực khách lui tới.
Chị Lê Thị Thúy Hằng đã tạm dừng công việc của mình tại công ty bất động sản để có thể tập trung vào tiệm pha lấu mới khai trướng tầm 5 tháng. |
Cơ duyên với phá lấu là trong một lần đi chơi với bạn, Hằng vô tình ăn được món này. Khi ấy, cô gái 32 tuổi có suy nghĩ: "Nhà mình có truyền thống là kinh doanh quán cơm nên nguyên liệu làm phá lấu rất dễ tìm tại sao mình không thử chế biến món này để bán".
Quyết là làm, chị Hằng mạnh dạn nói chuyện với ba mẹ về việc sẽ chuyển đổi mô hình kinh doanh từ quán cơm sang chế biến món phá lấu bán cho các thực khách.
Một ngày chị Hằng bán 50 kg nội tạng heo và cửa hàng của chị hiện tại có hơn 20 món ăn với nhiều mức giá khác nhau. |
Khi ấy, công việc bán quán cơm của gia đình mình không thực sự thuận lợi, vì một phần là xuất hiện nhiều sự cạnh tranh nên là lợi nhuận từ quán cơm rất ít. Sau khi ăn thử món phá lấu thì mình thấy ngon và cũng dễ chế biến nên mới nói với ba mẹ là sẽ chuyển sang bán phá lấu thay vì bán cơm như trước", chị Hằng nhớ lại.
Trứng non, phá lấu có giá 35.000 đồng một lạng còn các món như chân gà, cổ vịt, chim cút thì tính tiền theo con hoặc theo cặp. |
Sau khi có được sự ủng hộ từ gia đình, bằng các mối nguyên liệu quen trước kia, chị Hằng cùng gia đình của mình đã dễ dàng có được nguồn nguyên liệu tươi từ các lò mổ với giá rẻ.
"Có được nguyên liệu rẻ rồi nhưng mà phải chế biến thế nào để phá lấu có màu vàng đẹp cùng với hương vị thơm, ngon thì đó là cả quá trình tìm tòi. Gia đình của mình đã thử hơn 10 công thức chế biến khác nhau thì mới có thể tìm ra được công thức hoàn chỉnh giúp món phá lấu khìa nước dừa của quán có thể thu hút khách như hiện nay", chị Hằng tâm sự.
Sau khi chuyển chỗ bán về quận 8, quán phá lấu của chị dần nổi tiếng và được nhiều người tới ủng hộ. |
Tuy mới mở được khoảng 5 tháng nay nhưng nhờ có bí quyết nêm nếm và kinh nghiệm khìa nước dừa nên quán phá lấu của chị Hằng thu hút rất đông sự quan tâm của người dân khu vực và các vùng lân cận.
Sở dĩ từ khìa nước dừa có nghĩa là nấu phá lấu với nước dừa đến khi hỗn hợp sệt lại có mùi thơm là được. Đây là món có nguồn gốc từ miền Tây có thể ăn chung với bánh mì hoặc cơm. |
Chị Hằng chia sẻ: "Quán của mình chủ yếu là bán phá lấu khô, khìa nước dừa ở đây có nghĩa là nấu làm sao cho hỗn hợp nước cốt dừa sệt lại để thấm vào phá lấu thì món ăn hoàn thành. Hiện tại cửa hàng của mình có hơn 20 món ăn chủ yếu là nội tạng của heo, vịt, gà. Đặc biệt bên mình không có bán bò hay nội tạng của bò".
Theo chị Hằng tiết lộ, khách đến đây nếu đi một người sẽ mua phần 50.000 đồng còn đi 2 người hay 3 người thì sẽ mua phần tầm 250.000 đồng. |
Theo ghi nhận của Dân Trí, giá các món ăn ở đây dao động từ 20 - 350 ngàn đồng/phần, tùy thuộc vào nhu cầu của thực khách. Khoảng thời gian mà quán đông khách nhất là tầm 16h chiều, có lúc thực khách phải xếp hàng chờ.
Quán của cô gái này hoạt động tất cả các ngày trong tuần từ 14h đến 22h thì đóng cửa. Trung bình một ngày, quán bán khoảng 50kg phá lấu.
Chị Hằng còn cho biết thêm, tuy quán mới mở nhưng mỗi ngày bán lợi nhuận thu về dao động từ 10 - 15 triệu đồng, thời điểm bán nhiều nhất là 30 triệu đồng/ngày. Trung bình một tháng tiệm phá lấu thu về gần 500 triệu đồng.
Nhờ có bí quyết làm phá lấu độc đáo như vậy nên hằng tháng quán phá lấu này giúp chị có thu nhập gần 500 triệu đồng. |
Tạm dừng công việc do dịch Covid-19
Cũng như nhiều sinh viên khác, sau khi tốt nghiệp đại học, chị Lê Thị Thúy Hằng (sinh năm 1988) tìm được một công việc tại văn phòng bất động sản. Sau gần 4 năm làm việc, đến đầu năm 2020 thì cô tạm dừng công việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
"Công việc trước đó của mình là nhân viên bất động sản với mức lương là 15 triệu đồng/tháng. Nhưng do dịch Covid-19 nên công việc của mình bị ảnh hưởng khá nhiều nên mình mới quyết định xin nghỉ việc để tập trung vô tiệm phá lấu cùng gia đình", chị Hằng tâm sự.
Đây là một phần có giá tầm 250.000 đồng bao gồm nhiều thứ như nội tạng heo, lưỡi vịt, gan, tim, trứng non của gà. |
Mỗi ngày từ 4h sáng chị Hằng đã phải thức để đi nhập các nguyên liệu về, cùng với đó là giúp đỡ nhân viên chế biến sơ phá lấu đến tầm 12h thì xong tất cả mọi thứ để 14h bắt đầu dọn hàng phục vụ nhu cầu của thực khách.
Ngoài ra chị Hằng chủ động tạo việc làm cho 5 cô hàng xóm ở gần nhà có hoàn cảnh khó khăn để giúp các cô có tiền trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày. |
Cô gái trẻ còn tâm sự, ban đầu bản thân Hằng mở quán phá lấu ở Nhà Bè, nhưng do là huyện vùng ven thành phố, dân cư thì thưa thớt nên việc kinh doanh rất chậm nên Hằng đã mạnh dạn vay ngân hàng vốn và thuê mặt bằng tại quận 8 bán đến thời điểm hiện tại.
Mỗi người đều có mức lương dao động từ 6-7 triệu đồng mỗi tháng. |
Chưa dừng lại ở đó, chị Hằng cũng chủ động tạo việc làm cho 5 cô hàng xóm ở gần nhà có hoàn cảnh khó khăn để giúp các cô có tiền trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày với mức lương dao động từ 6 - 7 triệu đồng/tháng.
Công việc chủ yếu ở đây là chế biến món ăn, bán hàng, sơ chế phá lấu,.... |
Dự định trong tương lai, Hằng cùng gia đình sẽ mở thêm một tiệm tại khu vực quận Bình Thạnh, TPHCM để thực khách có thể biết tới món ăn mang hơi hướng miền Tây Nam Bộ này. Đồng thời, Hằng cũng có ý định sẽ tìm một công việc mới sau khi tình hình dịch đã ổn định và sẽ giao quán phá lấu này cho người thân của mình quản lý.
Chị Hằng chia sẻ, trong tương lai nếu tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn thì bản thân sẽ đi tìm lại công việc mới để làm và giao lại quán phá lấu cho gia đình mình. |
(Theo Dân Trí)