- Trong thông báo công bố với báo chí, Kyocera và Công ty Century Tokyo Leasing cho biết nước Nhật đang xây nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo tự nhiên vô tận này.

{keywords}
Toàn cảnh nhà máy điện Mặt trời nổi Yamakura đang xây của Nhật bản. Ảnh: Kyocera

Xu hướng xây dựng Nhà máy điện Mặt Trời nổi trên mặt nước đã xuất hiện một vài năm trước. Xu hướng này đáp ứng nhu cầu giảm thiểu sự chiếm dụng khoảng không gian rộng lớn trên mặt đất trong công nghệ sử dụng công nghệ quang điện SPV.

Đối với các quốc gia “hiếm đất” và nhiều sông, hồ, biển cả như Nhật Bản công nghệ mới nói trên quả là thích hợp, ngoài công năng quý giá khác là các tấm thu năng lượng mặt trời nổi sẽ được làm mát bởi phần nước phía dưới, do đó làm tăng hiệu quả hoạt động lên 57% so với các tấm thu năng lượng mặt trời trên cạn. Mặt khác các tấm thu này “cũng giúp ngăn chặn 90% nước bốc hơi từ bề mặt được che phủ phía dưới và đồng thời có tác dụng ngăn chặn tảo xanh phát triển bằng cách giữ mát cho bề mặt nước, cải thiện chất lượng nước qua xử lý".

Dự án được khởi công vào tháng 12/2015 tại hồ chứa nước Yamakura, do Cơ quan Quản lý Công của tỉnh Chiba điều hành. Theo kế hoạch, nhà máy này sẽ được khởi động trong tài khóa 2018.

Nhà máy sẽ được lắp đặt khoảng 51.000 module trên diện tích bề mặt nước 180.000m2, có công suất phát điện 16,170 MWh/năm, cung cấp cho khoảng 4.970 hộ gia đình. Theo ước tính của Kyocera, công suất phát điện của nhà máy tương đương với lượng điện do tiêu thụ 19.000 thùng dầu và 8.170 tấn khí CO2 thải ra bầu khí quyền.

Kyocera là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ điện Mặt trời nổi. Dự án tại hồ chứa nước Yamakura sẽ là nhà máy điện Mặt trời nổi của Kyocera sau một nhà máy được vận hành vào tháng 3/2015, một nhà máy được khởi động vào tháng 6/2015 và một nhà máy được được khởi động tiếp theo.

{keywords}
Ảnh nhà máy điện mặt trời Kagoshima Nanatsujima hiện có của Nhật. Ảnh: Kyocera.

Nhà máy điện Mặt Trời nổi đang xây dựng hiện nay, rõ ràng là kỷ lục thế giới về độ lớn của Nhật Bản. Còn kỷ lục về thời điểm khởi công có thể kể đển quốc gia cực nam địa cầu Australia.

Theo ABC, nhà máy ở Australia sẽ cho nổi trên một cơ sở xử lý nước thải ở Jamestown, thị trấn ở trung bắc bang Nam Australia. Theo cơ quan sở hữu, công ty Infratecht, các tấm thu năng lượng mặt trời nổi sẽ được phần nước phía dưới làm mát, làm tăng hiệu quả hoạt động lên 57% so với trường hợp các các tấm thu năng lượng mặt trời đặt trên cạn. Mặt khác, các tấm thu giúp ngăn chặn đến 90% nước bốc hơi. Với những tiểu bang khô hạn hay những vùng có khí hậu khô, đây là một giải pháp tiết kiệm nước tuyệt vời.

Infratech đã phát triển các nhà máy điện mặt trời nổi ở nhiều quốc gia như Pháp và Hàn Quốc. Tuy nhiên, đó chỉ là những điểm thử nghiệm trước khi áp dụng mô hình mới được cải tiến ở Nam Australia. Có thể nhà máy điện mặt trời Nam Australia, được xem là xây dựng nổi trên nước đầu tiên, sẽ sớm được đưa vào vận hành chính thức trong thời gian tới.

Những người quan tâm đến nhà điện mặt trời loại mới – nổi trên nước - đang chờ xem một nhà máy xây dựng đầu tiên (Australia) và một nhà máy lớn nhất thế giới (Nhật Bản) sớm được hoàn thành và đưa vào vận hành.

Minh Trần

TIN LIÊN QUAN