Trong một báo cáo đệ trình lên Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), chính phủ Nhật thừa nhận nước này đã không chuẩn bị sẵn sàng cho một sự cố hạt nhân ở mức độ nghiêm trọng như tại nhà máy Fukushima.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Hãng thông tấn BBC trích dẫn báo cáo gửi IAEA của Nhật cho hay, sự sơ suất trong khâu giám sát có thể góp phần dẫn tới cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Fukushima. Nhà chức trách Nhật cũng cam kết sẽ đưa cơ quan quản lý hạt nhân của nước này (NISA) trở nên độc lập với Bộ Công nghiệp - cơ quan cũng có trách nhiệm phát triển điện nguyên tử.
Báo cáo cũng xác thực việc 3 lò phản ứng tại nhà máy Fukushima Daiichi đã bị tan chảy sớm hơn dự tính trước đó khi động đất và sóng thần tấn công các hệ thống làm mát và dự phòng hồi giữa tháng 3 vừa qua.
Các động thái mới diễn ra sau khi NISA tăng gấp đôi kết quả ước tính ban đầu của họ về phóng xạ bị rò rỉ trong tuần đầu tiên sau sự cố Fukushima. Cơ quan an toàn hạt nhân này hiện thông báo, 770.000 terabecquerel phóng xạ đã bị rò rỉ vào khí quyển sau thảm họa kép động đất và sóng thần ngày 11/3 - tăng hơn gấp đôi số liệu ước tính trước đó của họ là 370.000 terabecquerel.
Mặc dù số phóng xạ thoát ra trên chỉ bằng 15% tổng số phóng xạ bị rò rỉ tại nhà máy Chernobyl ở Ukraine vào năm 1986 - thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất của thế giới, nhưng nó cho thấy sự ô nhiễm của khu vực xung quanh nhà máy Fukushima tồi tệ hơn suy nghĩ ban đầu.
Theo NISA, tại lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, nhiên liệu hạt nhân nóng chảy đã rơi xuống đáy của thùng áp lực trong vòng 5 tiếng xảy ra động đất, sớm hơn 10 giờ đồng hồ so với phỏng đoán ban đầu của công ty chủ quản - tập đoàn điện lực TEPCO. Trong khi đó, sự tan chảy hạt nhân đã hủy hoại lò phản ứng số 2 sau 80 giờ đồng hồ và ở lò phản ứng số 3 sau 79 giờ đồng xảy ra thảm họa kép.
Hơn 80.000 cư dân địa phương sống trong khu vực bán kính 20 km từ nhà máy Fukushima đã được lệnh sơ tán khỏi nhà của họ. Một chính sách di dân tự nguyện đang được xúc tiến trong khu vực bán kính 20 - 30 km từ nhà máy.
Gần 3 tháng kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng, nhà máy Fukushima Daiichi vẫn đang bị rò rỉ vật liệu phóng xạ. Tuy nhiên, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yukio Edano tuyên bố, nhà chức trách nước này hiện không xem xét cho dân cư sơ tán thêm nữa.
Chính phủ Nhật khẳng định, họ vẫn đang trong qua trình đóng cửa hoàn toàn các lò phản ứng tại Fukushima một cách an toàn chậm nhất vào tháng 1 năm sau. Báo cáo gửi IAEA của nhà chức trách đất nước mặt trời mọc được công bố khi một ủy ban chuyên gia độc lập gồm 10 thành viên đang bắt đầu tiến hành điều tra các nguyên nhân của sự cố hạt nhân.
Một cuộc điều tra do IAEA - cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc chủ trì đã chỉ ra một lỗi trọng yếu (đã được phía Nhật thừa nhận) trong việc lên kế hoạch ứng phó với nguy cơ từ các đợt sóng thần có thể vượt đê biển và vô hiệu hóa các máy phát điện dự phòng của Fukushima.
Trong dự thảo báo cáo của mình, IAEA nhấn mạnh cần tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe và sự an toàn của các công nhân hạt nhân cũng như dân chúng nói chung ở Nhật. IAEA cũng đề nghị Nhật phải có các nhà quản lý độc lập trong ngành công nghiệp hạt nhân.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Động đất làm đáy biển Nhật dịch chuyển 24 mét
Nhật quyết không từ bỏ năng lượng nguyên tử
Nhật: Thêm nhà máy hạt nhân bị rò rỉ phóng xạ
Điểm yếu hệ làm mát lò phản ứng Nhật
Toàn cảnh động đất, sóng thần Nhật
Nhật quyết không từ bỏ năng lượng nguyên tử
Nhật: Thêm nhà máy hạt nhân bị rò rỉ phóng xạ
Điểm yếu hệ làm mát lò phản ứng Nhật
Toàn cảnh động đất, sóng thần Nhật
Hãng thông tấn BBC trích dẫn báo cáo gửi IAEA của Nhật cho hay, sự sơ suất trong khâu giám sát có thể góp phần dẫn tới cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Fukushima. Nhà chức trách Nhật cũng cam kết sẽ đưa cơ quan quản lý hạt nhân của nước này (NISA) trở nên độc lập với Bộ Công nghiệp - cơ quan cũng có trách nhiệm phát triển điện nguyên tử.
Báo cáo cũng xác thực việc 3 lò phản ứng tại nhà máy Fukushima Daiichi đã bị tan chảy sớm hơn dự tính trước đó khi động đất và sóng thần tấn công các hệ thống làm mát và dự phòng hồi giữa tháng 3 vừa qua.
Các động thái mới diễn ra sau khi NISA tăng gấp đôi kết quả ước tính ban đầu của họ về phóng xạ bị rò rỉ trong tuần đầu tiên sau sự cố Fukushima. Cơ quan an toàn hạt nhân này hiện thông báo, 770.000 terabecquerel phóng xạ đã bị rò rỉ vào khí quyển sau thảm họa kép động đất và sóng thần ngày 11/3 - tăng hơn gấp đôi số liệu ước tính trước đó của họ là 370.000 terabecquerel.
Mặc dù số phóng xạ thoát ra trên chỉ bằng 15% tổng số phóng xạ bị rò rỉ tại nhà máy Chernobyl ở Ukraine vào năm 1986 - thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất của thế giới, nhưng nó cho thấy sự ô nhiễm của khu vực xung quanh nhà máy Fukushima tồi tệ hơn suy nghĩ ban đầu.
Theo NISA, tại lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, nhiên liệu hạt nhân nóng chảy đã rơi xuống đáy của thùng áp lực trong vòng 5 tiếng xảy ra động đất, sớm hơn 10 giờ đồng hồ so với phỏng đoán ban đầu của công ty chủ quản - tập đoàn điện lực TEPCO. Trong khi đó, sự tan chảy hạt nhân đã hủy hoại lò phản ứng số 2 sau 80 giờ đồng hồ và ở lò phản ứng số 3 sau 79 giờ đồng xảy ra thảm họa kép.
Hơn 80.000 cư dân địa phương sống trong khu vực bán kính 20 km từ nhà máy Fukushima đã được lệnh sơ tán khỏi nhà của họ. Một chính sách di dân tự nguyện đang được xúc tiến trong khu vực bán kính 20 - 30 km từ nhà máy.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi được cho là bị sóng thần cao tới 14 mét tấn công. Ảnh: TEPCO |
Chính phủ Nhật khẳng định, họ vẫn đang trong qua trình đóng cửa hoàn toàn các lò phản ứng tại Fukushima một cách an toàn chậm nhất vào tháng 1 năm sau. Báo cáo gửi IAEA của nhà chức trách đất nước mặt trời mọc được công bố khi một ủy ban chuyên gia độc lập gồm 10 thành viên đang bắt đầu tiến hành điều tra các nguyên nhân của sự cố hạt nhân.
Một cuộc điều tra do IAEA - cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc chủ trì đã chỉ ra một lỗi trọng yếu (đã được phía Nhật thừa nhận) trong việc lên kế hoạch ứng phó với nguy cơ từ các đợt sóng thần có thể vượt đê biển và vô hiệu hóa các máy phát điện dự phòng của Fukushima.
Trong dự thảo báo cáo của mình, IAEA nhấn mạnh cần tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe và sự an toàn của các công nhân hạt nhân cũng như dân chúng nói chung ở Nhật. IAEA cũng đề nghị Nhật phải có các nhà quản lý độc lập trong ngành công nghiệp hạt nhân.
- Thanh Bình