Tại Hàn Quốc, ô tô Nhật Bản đang bị phá hoại và bị ném rau quả lên men vào trong khi toàn quốc gia này đang chứng kiến ​​tình trạng chống Nhật Bản gia tăng, trong bối cảnh tranh chấp thương mại leo thang giữa hai nước.

Kể từ đầu tháng 7, Nhật Bản đã kiềm chế một số mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao sang Hàn Quốc vì phán quyết của Tòa án tối cao Hàn Quốc yêu cầu một nhà sản xuất thép Nhật Bản phải bồi thường cho các nạn nhân lao động bị cưỡng bức từ thời chiến.

Vào thứ Sáu, Nhật Bản tuyên bố sẽ quyết định vào ngày 2 tháng 8 rằng có nên đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách các quốc gia hiện đang được hưởng ưu đãi thương mại hay không.

{keywords}
Một thông báo vận động tẩy chay các sản phẩm do Nhật Bản sản xuất tại một cửa hàng ở Seoul. Ảnh: AP

Hàn Quốc đã trả đũa bằng một cuộc tẩy chay không chính thức đối với các thương hiệu thời trang, nhà hàng, mỹ phẩm và thậm chí cả bia hơi Nhật Bản.

Và bây giờ có vẻ như các phương tiện giao thông do Nhật Bản sản xuất đã trở thành nạn nhân mới nhất. Trong những tuần gần đây, chủ sở hữu những chiếc xe hơi xuất xứ từ Nhật Bản, bao gồm các hãng Toyota, Honda và Nissan, đã báo cáo các hành vi phá hoại liên quan đến xe của họ.

Một người đàn ông giấu tên lái chiếc ô tô sang trọng của Nhật Bản ở Daegu, một thành phố ở Hàn Quốc, cho biết chiếc xe của anh ta bị khủng bố bởi đầy kimchi, theo báo cáo trên phương tiện truyền thông địa phương.

Trong khi đó, các chủ sở hữu khác của xe hơi Nhật Bản đã báo cáo rằng họ tìm thấy vết trầy xước và các hình thức phá hoại khác trên xe của họ. Giữa những phản ứng dữ dội này, một số chủ xe thậm chí đã phải gắn những bức thư xin lỗi trên xe của họ. “Tôi sẽ không mua xe hơi của Nhật Bản trong tương lai” để không bị khủng bố nữa.

Tối hôm thứ ba, một đoạn video về một người đàn ông Hàn Quốc phá phách chiếc xe do chính Nhật Bản sản xuất đã làm mưa làm gió trên các trang tin tức quốc gia Hàn Quốc và trên phương tiện truyền thông xã hội.

Đoạn clip được quay tại Incheon, một thành phố gần thủ đô Seoul, cho thấy Song Mo, 48 tuổi sử dụng một cây gậy để đập vỡ chiếc Lexus của mình, thứ mà anh ta đã đi trong 8 năm. Trong một bãi đỗ xe được treo cờ Hàn Quốc và các biển báo ghi rõ “Tẩy chay [Nhật Bản]”

Song nói, “Tôi cảm thấy xấu hổ khi lái một chiếc Lexus. Mọi người - hãy cùng nhau tham gia vào cuộc tẩy chay này”

Đoạn video thu hút nhiều phản ứng trái chiều trên mạng ở Hàn Quốc, với một số hành động cổ vũ của một số người, trong khi những người khác nói rằng điều đó là phi lý và là một sự tự phá hoại.

“Cái này giống như những gì người Trung Quốc đã làm năm 2004,” một người dùng mạng xã hội viết, đề cập đến những bảng hiệu chống Nhật được treo trong trận chung kết bóng đá AFC Asian Cup 2004 ở Bắc Kinh, trong đó đội tuyển Nhật Bản bị la ó và xe của một đại sứ Nhật Bản bị phá hỏng. “Tôi rất ngạc nhiên khi chúng tôi chậm hơn Trung Quốc tới 15 năm”

Đối với một số người, tranh chấp thương mại leo thang đã dấy lên những ký ức tồi tệ trong quá khứ. “Tôi không thể không nghĩ về những ác cảm tồi tệ mà tôi có đối với Nhật Bản. Ông tôi đã chết vì bị người Nhật đánh đập trong thời kỳ chiếm đóng của Nhật Bản [từ 1910-1945]”, ông Park Mun-so, một người giao hàng thực phẩm sống ở Paju nói.

“Đối với người đàn ông đã phá hủy chiếc Lexus của riêng mình, tôi sẽ đoán anh ta có lý do cá nhân của riêng mình để làm điều đó”, anh nói, và nói thêm rằng anh ta cũng sẽ tham gia vào cuộc tẩy chay này.

Chủ sở hữu những chiếc ô tô Nhật Bản tại Hàn Quốc cũng có thể gặp khó khăn hơn khi vận hành phương tiện của họ, vì có một số trạm xăng và cửa hàng sửa chữa ô tô từ chối phục vụ chúng.

Trên trang chủ của mình, Hiệp hội Trạm xăng dầu Hàn Quốc mới đây tuyên bố sẽ không bán nhiên liệu cho những người lái ô tô Nhật Bản, trong khi một tổ chức gara ô tô cũng tuyên bố rằng họ sẽ không phục vụ các phương tiện này, theo báo cáo trên The Guardian.

Ô tô nhập khẩu chiếm khoảng 14% tổng số xe tại Hàn Quốc năm ngoái, truyền thông địa phương đưa tin, với lương ô tô Nhật Bản chiếm 17,4% doanh số xe nước ngoài này.

(Theo Scmp/ Dân trí)