Thực tế cho thấy, cùng với những thành tựu kinh tế, bộ mặt nông thôn thời gian qua có những biến đổi mạnh mẽ theo xu hướng “đô thị hóa”, và đây là một thực tế đáng quan tâm. Nông thôn Việt Nam nói chung và kiến trúc nông thôn nói riêng đang có nhiều thay đổi.

Nhà ở nông thôn đã biến đổi hoàn toàn từ nhà sàn chuyển sang nhà đất, từ đó về tổ chức không gian cũng đã thay đổi cho phù hợp với phương thức sản xuất mới, thân thiện, gắn kết với môi trường tự nhiên. 

W-anhminhhoa.png

Từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, không gian nhà ở nông thôn nhìn chung không có biến đổi nhiều. Tuy nhiên, hình thức kiến trúc và vật liệu đã có sự thay đổi. Về hình thức kiến trúc, do quan chức nghỉ hưu hoặc người giàu mang mẫu thiết biệt thự kiến trúc Pháp về làng xây dựng theo kiểu nhà vườn. Mặc dù ảnh hưởng của kiến trúc Pháp nhưng nhà ở nông thôn giai đoạn này vẫn mang đậm cấu trúc không gian truyền thống, thân thiện với môi trường và đã mang lại những giá trị kiến trúc cho nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Giai đoạn tiếp sau đó, kiểu nhà mới xuất hiện tại các làng vùng đồng bằng sông Hồng là “nhà ống”. Kiểu nhà này có nguồn gốc từ thành phố, đặc biệt là Hà Nội.

Điều này được lý giải bằng nhiều nguyên do: Mảnh đất của mỗi nhà nhỏ hơn trước, nông dân không làm nông nghiệp thuần túy nữa, sân và vườn không còn được sử dụng, tổng chi phí xây nhà truyền thống cũng ngang với xây nhà bê tông theo kiểu thành phố. Làng ven đô xuất hiện ngày càng nhiều. 

Nhà truyền thống cách tân, được xem là nhân chứng của động lực phát triển nông thôn mới: Được xây bằng gỗ cho đến những năm 1960, tường và mái nhà đã được làm mới bằng vật liệu rắn khi mức sống được nâng cao. Chái nhà biến mất và ngói lợp được sản xuất bằng máy xuất hiện. Một ban công giả đã được thêm vào. “Nhà khối hộp” hoặc “nhà ống” xuất hiện, chúng được xây dựng chắc chắn và có sân. “Nhà khối hộp” là một kiểu nhà nông thôn những năm 1960-1970.

Nhà “cấp bốn”, giai đoạn trung gian giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị, đặc trưng cho sự chuyển hóa kiến trúc đầu tiên trong những năm 1970: Ở khu vực nông thôn, gần các khu công nghiệp, dọc hai bên đường đều là nhà “cấp bốn”. Tại các làng nằm trong đô thị, nhà “cấp bốn” được thay thế bằng nhà “ống”.

Trong nghiên cứu về kiến trúc Hà Nội, PGS.TS Đặng Thái Hoàng đã chỉ ra rằng những ngôi nhà nông thôn ba gian từ lâu được chia nhỏ thành các dãy nhà một gian, tiền thân của nhà “ống”. Vào cuối thế kỷ 19, tại trung tâm buôn bán của thành phố, nhà gỗ một gian đã được thay thế hoặc chuyển thành nhà “ống”.

Phần lớn các nhà nghiên cứu Việt Nam đều khẳng định kiểu nhà “ống” chỉ có ở Việt Nam. Theo lập luận của họ, dựa trên các chỉ dẫn khảo cổ của các tiêu bản đất nung được tìm thấy trong các ngôi mộ chứng minh rằng kiểu nhà này đã tồn tại ở Việt Nam từ rất lâu. Ta có thể thấy có sự gần gũi nhất định với ngôi nhà nông thôn điển hình được bố trí quanh một khoảng sân. Ngôi nhà này khép kín với bên ngoài bằng một hàng rào, nhưng lại mở ra sân nơi diễn ra phần lớn các hoạt động và xung quanh sân là ngôi nhà và các công trình phụ.

Những năm gần đây, dưới sự phát triển kinh tế nhờ vào công cuộc công nghiệp hóa và đô thị hóa, với sự góp mặt của các KTS được đào tạo bài bản, với các chương trình nghiên cứu về không gian kiến trúc nông thôn của các tổ chức nghề nghiệp đã làm cho nhà ở nông thôn có một diện mạo mới. 

Đứng trước một thực tế là còn rất ít những ngôi làng với đa số người dân làm nông nghiệp, họ cần rất nhiều không gian vừa ở vừa phục vụ làm kinh tế nông nghiệp thì ngày nay đa số những người dân trong các ngôi làng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng còn còn làm kinh tế thuần nông, trong các gia đình đã xuất hiện rất nhiều ngành nghề khác nhau, đặc biệt là việc làm trong các nhà máy công nghiệp ở các khu công nghiệp lớn nhỏ mọc lên xung quanh ngôi làng của họ. Vì thế, nhu cầu sử dụng các không gian kiến trúc cũng biến đổi theo.

Thanh Bình và nhóm PV, BTV