Nhân dân Nhật báo – cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 25/10 (bản điện tử) đã có bài bình luận gọi Ban thường vụ khóa 19 là “Đội hình trong mơ dẫn dắt nhân dân đi tới thời đại mới thực hiện giấc mộng Trung Quốc phục hưng dân tộc”. 

Ngày 24/10, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bế mạc sau một tuần họp, với những kết quả đáng chú ý: đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc trong thời đại mới” vào Điều lệ sửa đổi, bên cạnh “Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, Quan niệm khoa học về phát triển và Ba đại diện”; đề ra mục tiêu, định hướng, phương châm…thực hiện kế hoạch hai giai đoạn nhằm xây dựng Trung Quốc trở thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại vào giữa thế kỷ 21.

Bên cạnh những vấn đề về lý luận được thể hiện trong Báo cáo chính trị của đại hội, điều được quốc tế quan tâm nhất là những sự thay đổi về nhân sự trong đại hội này, nhất là trong bối cảnh công cuộc “đả Hổ” diễn ra quyết liệt đến tận trước ngày khai mạc cùng những cáo buộc tại diễn đàn đại hội về “âm mưu cướp Đảng, đoạt quyền” của những người từng giữ các vị trí cao trong Đảng, quân đội, trong đó có Tôn Chính Tài - Ủy viên Bộ Chính trị, người từng được coi là ứng cử viên cho Thế hệ lãnh đạo thứ 6, sẽ vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội 19 – nhưng đã bị cách chức, khai trừ đảng…ngay trước thềm đại hội.

{keywords}

Số người lần đầu vào trung ương chiếm hai phần ba

Theo kết quả bầu cử được công bố các đại biểu đã bầu ra Ban chấp hành trung ương gồm 204 Ủy viên chính thức với 78 ủy viên khóa trước lưu nhiệm, 126 người mới vào, 172 Ủy viên dự khuyết và Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương (UBKTKLTW) – cơ quan chống tham nhũng đầy quyền lực với 133 Ủy viên.

Trong số 204 Ủy viên trung ương chính thức, ngoài ông Tập Cận Bình, có 28 người trong các cơ quan trung ương đảng; 40 là tướng quân đội nắm giữ các chức vụ chỉ huy ở Quân ủy, các Bộ Tư lệnh chiến trường, quân chủng và một số địa phương trọng điểm; 45 người thuộc hệ thống cơ quan Quốc Vụ viện; 65 ở các địa phương; 7 người ở các đoàn thể xã hội; 4 người trong hệ thống tư pháp; 10 trong hệ thống Chính Hiệp; 4 người làm công tác Hong Kong, Ma Cao, Hoa kiều.

Có tới 15/25 thành viên Bộ Chính trị là người lần đầu tiên được bầu vào cơ quan đầy quyền lực này, trong đó có Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, Phó chủ tịch Quân ủy Trương Hựu Hiệp, Chủ nhiệm Văn phòng lãnh đạo công tác kinh tế - tài chính Lưu Hạc, Phó Bí thư UBKTKLTW Dương Hiểu Độ, Phó ban thường trực Ban Tuyên truyền trung ương Hoàng Khôn Minh, Phó ban thường trực Ban Tổ chức trung ương Trần Hy, Bộ trưởng Công an Quách Thanh Côn, Chủ nhiệm Văn phòng Tổng bí thư Đinh Tiết Tường, Phó chủ tịch Quốc hội Vương Thần; 5/7 thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị là người mới (Lật Chiến Thư, Uông Dương, Vương Hộ Ninh, Triệu Lạc Tế, Hàn Chính) với những thay đổi gây bất ngờ không những đối với giới bình luận quốc tế mà cả trong nước.

Những thay đổi nhân sự gây bất ngờ

Việc ông Dương Khiết Trì được vào Bộ Chính trị khiến nhiều nhà bình luận thời sự quốc tế bất ngờ. Cả hai vị tiền nhiệm là Đường Gia Triền và Lý Triệu Tinh đều không được vào Bộ Chính trị; vì vậy dư luận phán đoán ông sẽ giống như ông Tiền Kỳ Tham trước đây, trở thành Phó Thủ tướng phụ trách ngoại giao sau 14 năm vị trí này bị bỏ trống; điều này thể hiện ông Tập Cận Bình rất quan tâm đến mặt công tác ngoại giao trong “thời đại mới của chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc”.

{keywords}

Ủy viên Bộ Chính trị khóa 18, Phó chủ tịch nước Lý Nguyên Triều còn trẻ, chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng không được bầu vào trung ương khóa 19 (theo quy định xưa nay ở Trung Quốc, “8 về 7 ở” – tức là năm tiến hành đại hội, ai 67 tuổi thì được ở lại, người 68 tuổi thì nghỉ hưu – ông Lý Nguyên Triều đến tháng 11 này mới bước sang tuổi 67, lẽ ra vẫn tham gia Bộ Chính trị, nhưng lại không vào trung ương khóa mới); hai Ủy viên Quân ủy đương nhiệm là Phòng Phong Huy và Trương Dương lẽ ra vẫn có thể tham gia trung ương khóa 19, nhưng ngay trước Đại hội 19 đã bị thay thế, thậm chí không được bầu làm đại biểu dự đại hội. Bí thư Thường trực trung ương Đoàn Tần Nghi Trí trước đại hội bị điều đi giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Giám sát chất lượng và không trúng đại biểu dự đại hội.

Một trường hợp nữa gây xôn xao sau khi kết quả bầu cử công bố là ông Dương Tinh, 64 tuổi, người dân tộc Mông Cổ, Bí thư trung ương khóa 18, Ủy viên Quốc vụ, Tổng thư ký Quốc vụ viện, Bí thư đảng ủy cơ quan Quốc vụ viện – người được coi là “tổng quản đại nội” của Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng không được bầu vào trung ương khóa mới.

Một bất ngờ khác là ông Hồ Xuân Hoa, 54 tuổi, người được Đại hội 17 chọn làm “người kế tục cách thế hệ” cho thế hệ lãnh đạo thứ 6 lên nắm quyền vào năm 2022 cùng Tôn Chính Tài (người bị ngã ngựa trước Đại hội 19) vốn được dự báo sẽ vào Ban thường vụ tại Đại hội 19, đã không thành nhưng ông vẫn là Ủy viên Bộ Chính trị.

Có người là Ủy viên Bộ Chính trị khóa trước như ông Trương Xuân Hiền, khóa này tuy vẫn vào trung ương nhưng đã không được vào Bộ Chính trị. Lại có trường hợp khóa trước là Ủy viên dự khuyết trung ương như Đinh Tiết Tường (sinh 1962) thư ký của ông Tập Cận Bình khi ở Thượng Hải, năm 2013 về Bắc Kinh làm Phó chủ nhiệm Văn phòng trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Tổng bí thư, lần này đã vào thẳng Bộ Chính trị, được coi là trường hợp hiếm thấy.

Thứ tự thể hiện chức vụ, quyền hạn

Dư luận đặc biệt quan tâm đến sự sắp xếp thứ tự của các thành viên Ban thường vụ Bộ Chính trị. Trước và trong đại hội, các nhà phân tích, bình luận trong, ngoài nước đều đã dự đoán khá chính xác về số lượng cũng như tên tuổi các thành viên Ban thường vụ. Tuy nhiên, người ta vẫn rất hồi hộp chờ đến 11h45’ trưa 25/10 – thời điểm được thông báo trước đó: Ban thường vụ Bộ Chính trị khóa 19 sẽ ra mắt giới báo chí trong, ngoài nước. Sở dĩ có điều này bởi sự sắp xếp thứ tự trong Ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn được coi là sự phản ánh trọng điểm phân chia quyền lực.

Tổng Bí thư luôn là người số một, nhưng thứ tự phía sau sẽ là căn cứ để phân công chức quyền cho các thành viên. Tại Đại hội 18, ông Lý Khắc Cường đứng thứ 2 trong Ban thường vụ Bộ Chính trị được giao giữ chức Thủ tướng; nhưng suốt thời kỳ trước đó từ Đại hội 15 tới Đại hội 17, vị trí thứ hai luôn là Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Chủ tịch Quốc hội), nhưng từ Đại hội 18, Thủ tướng đã được đưa lên thành vị trí thứ hai, Đại hội 19 lần này vẫn tiếp tục truyền thống đó.

Vị trí của các ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường là không còn bàn cãi. Vấn đề là thứ tự của các thành viên xếp phía sau hai ông. Căn cứ thứ bậc được công bố trưa 25/10 thì chức vụ của 5 ông còn lại sẽ như sau: ông Lật Chiến Thư là Chủ tịch Quốc hội kiêm việc quản lý công tác Hong Kong, Ma Cao; Uông Dương là Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân toàn quốc (Chính Hiệp); Vương Hộ Ninh là thường trực Ban Bí thư; Triệu Lạc Tế là Bí thư UBKTKLTW; ông Hàn Chính sẽ là Phó Thủ tướng thường trực.

Một điều đáng chú ý khác là, Ban thường vụ Bộ Chính trị khóa này có tuổi bình quân trẻ hơn hẳn khóa trước. Theo tập quán “8 về, 7 ở lại” quy định cho tuổi về hưu thì trong số 7 Ủy viên thường vụ khóa này có 4 người vẫn có thể ở lại Ban thường vụ khóa 20 tới đây. Khóa 18 trước đây chỉ có 2/7 người có thể ở lại nhiệm kỳ này. Trong số 7 Ủy viên thường vụ, người trẻ nhất là ông Triệu Lạc Tế, 60 tuổi; tiếp đó là Vương Hộ Ninh, Uông Dương và Lý Khắc Cường, đều 62 tuổi, 5 năm sau vẫn chưa đến tuổi 68 phải nghỉ hưu, có thể liên nhiệm; 3 ông Hàn Chính 63 tuổi, Tập Cận Bình 64 và Lật Chiến Thư 67 tuổi, đến Đại hội 20 đều đã đến hoặc quá 68 tuổi, theo tập quán đều sẽ không thể ở lại Ban thường vụ.

Nhiệm kỳ khóa 18, khi đó tuổi của các thành viên Ban thường vụ khá cao, chỉ có 2 người có thể liên nhiệm là Lý Khắc Cường 57 tuổi và Tập Cận Bình 59 tuổi; 5 người còn lại đều chỉ có thể tham gia một khóa là các ông Du Chính Thanh khi đó 67 tuổi, Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ 66 tuổi, Lưu Vân Sơn 65 tuổi và Vương Kỳ Sơn

Nhân dân Nhật báo – cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 25/10 (bản điện tử) đã có bài bình luận gọi Ban thường vụ khóa 19 là “Đội hình trong mơ dẫn dắt nhân dân đi tới thời đại mới thực hiện giấc mộng Trung Quốc phục hưng dân tộc”. Một MV nhan đề “Hiến tặng Đội hình trong mơ của thời đại mới” đã được phát hành với ca từ ca ngợi Ban thường vụ mới “có sức mạnh không gì ngăn cản nổi, có lý tưởng chiếu sáng mọi nơi”.

Ngô Tuyết