Với 9 điều khoản; 01 Phụ lục sửa đổi một số điều của lời văn EVFTA; 01 thư song phương trao đổi giữa Việt Nam và UK; 01 Nghị định thư về quy tắc xuất xứ và các Bản Chú giải. Hiệp định đã có hiệu lực tạm thời từ 23h tối 31/12/2020 (tức 6h sáng ngày 01/01/2021 theo giờ Việt Nam), và chính thức có hiệu lực từ 01/05/2021, với những cam kết đáng chú ý:

Cam kết về thuế

Hai bên thỏa thuận cắt giảm ngay 65% số dòng thuế khi hiệp định EVFTA có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc tăng lên tới 99% số dòng thuế được cắt giảm sau từ 6-9 năm. Việc cắt giảm thuế khẩu đối với các sản phẩm như quần áo, vải và giày dép - có nghĩa là khách hàng và doanh nghiệp đều được hưởng lợi từ giá cả thấp hơn. Thuế quan sẽ được giảm theo lộ trình quy định như nhau các khoản cắt giảm hàng năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Với những cam kết như vậy, các nhà xuất khẩu của Vương quốc Anh hay của Việt Nam đều được hưởng lợi, cụ thể là:

Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Vương quốc Anh vào Việt Nam:

- 48,5% số dòng thuế được xóa bỏ vào ngày 01 tháng 01 năm 2021;

- 91,8% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ vào ngày 01 tháng 01 năm 2027;

- 98,3% số dòng thuế được xóa bỏ từ ngày 01 tháng 01 năm 2029;

- 1,7% số dòng thuế được tự do hóa một phần thông qua hạn ngạch thuế quan (lượng hạn ngạch là phù hợp với các cam kết WTO của Việt Nam và các thuế trong hạn ngạch sẽ được xóa bỏ vào năm 2031) hoặc không được hưởng ưu đãi;

- Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Vương quốc Anh từ Việt Nam;

- 85,6% số dòng thuế được xóa bỏ vào ngày 01 tháng 01 năm 2021;

- 99,2% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ vào ngày 01 tháng 01 năm 2027;

- 0,8% số dòng thuế được tự do hóa một phần thông qua hạn ngạch thuế quan (với thuế suất ưu đãi đối với các sản phẩm trong hạn ngạch là 0%);

Bên cạnh thuế nhập khẩu, UK dành cho Việt Nam một lượng Hạn ngạch thuế quan ưu đãi (TRQ) đối với một số mặt hàng với mức thuế nhập khẩu là 0%. 

Cam kết về quy tắc xuất xứ

Quy định về Quy tắc xuất xứ trong UKVFTA tương tự với EVFTA.

Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam theo Hiệp định UKVFTA cũng sẽ dùng chung mẫu C/O EUR.1 được quy định trong Hiệp định UKVFTA và Thông tư 02/2021/TT-BCT.

Đối với quy tắc cộng gộp: hai bên cam kết cơ chế cộng gộp xuất xứ mở rộng cho phép hàng hóa của hai bên được sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ các nước thành viên EU (cũng như Công quốc Andorra và Cộng hòa San Marino) để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang nước bên kia và được hưởng thuế suất ưu đãi của Hiệp định UKVFTA. Hai bên nhất trí sẽ tiến hành rà soát cơ chế này vào năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Tự chứng nhận xuất xứ: Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Vương quốc Anh sau khi Vương Quốc Anh thông báo với Việt Nam về cơ chế chứng nhận đối với hàng hóa phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ; hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR.

Cam kết về dịch vụ và đầu tư

Các cam kết về dịch vụ và đầu tư cung cấp một khuôn khổ ổn định, có thể dự đoán được và tự do cho thương mại dịch vụ.

Việt Nam cam kết dành ưu đãi cao hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư của Vương quốc Anh theo UKVFTA so với các tiêu chuẩn hiện đang áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư nước ngoài khác theo cam kết WTO.

Không có bất kỳ sự ràng buộc nào của WTO, Việt Nam đã mở cửa đa phương hầu hết các lĩnh vực phi dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng Việt Nam có thể thay đổi các chính sách đó bất cứ lúc nào. Theo hiệp định UKVFTA của Vương quốc Anh, Việt Nam sẽ mở cửa dứt khoát nhiều lĩnh vực phi dịch vụ cho các nhà đầu tư Vương quốc Anh mà không có bất kỳ hạn chế nào về tỷ trọng vốn, quy mô hoặc loại hình hoạt động.

Cam kết về mua sắm Chính phủ

Trong UKVFTA, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường mua sắm công cho Vương quốc Anh, cho phép các nhà cung cấp của Vương quốc Anh tiếp cận mua sắm ở cấp Trung Ương và tại hai thành phố lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Các nhà cung cấp của Vương quốc Anh tuân theo các quy tắc của UKVFTA khi đặt giá thầu cho các gói thầu cao hơn giá trị ngưỡng quy định trong thỏa thuận và nơi các gói thầu đó được thông báo bởi các tổ chức đấu thầu. UKVFTA sẽ từng bước tăng cường khả năng tiếp cận thị trường mua sắm của Việt Nam cho các nhà cung cấp của Vương quốc Anh. Việt Nam cam kết cho phép các nhà cung cấp của Vương quốc Anh tham gia các hoạt động  mua sắm hàng hóa đa dạng (có ngoại lệ đối với hàng nhạy cảm) và lựa chọn mua sắm dịch vụ, bao gồm dịch vụ kế toán, nghiên cứu thị trường và thuế.

Các cam kết trong UKVFTA bao gồm các tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp thực thi được tăng cường.

Cam kết về sở hữu trí tuệ

Các chủ sở hữu doanh nghiệp SHTT tại Vương quốc Anh được hưởng các tiêu chuẩn bảo hộ cao hơn các tiêu chuẩn đã cam kết trong WTO:

- Việt Nam sẽ tham gia và đảm bảo các tiêu chuẩn bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đã được thống nhất theo Hiệp ước Bản quyền WIPO (WCT) và Hiệp ước WIPO về Trình diễn và Ghi âm (WPPT) trước ngày 1 tháng 8 năm 2023.

- Việt Nam sẽ xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử công khai liệt kê các đơn đăng ký nhãn hiệu và nhãn hiệu.

- Các nhãn hiệu nổi tiếng của Vương quốc Anh được bảo hộ theo các tiêu chuẩn phù hợp và thuận lợi hơn.

- Trong lĩnh vực kiểu dáng công nghiệp, việc bảo hộ không chỉ dành cho thiết kế tổng thể của thành phẩm mà còn cả thiết kế của các thành phần/ bộ phận có thể nhìn thấy được của sản phẩm.

- Việt Nam đã cam kết trong UKVFTA về việc bảo hộ tự động một số chỉ dẫn địa lý của Vương quốc Anh và Bắc Ireland, bao gồm Scotland Farmed Salmon, Scotch Whisky (cho các sản phẩm rượu mạnh), Irish Cream, và Irish Whiskey ‘Uisce Beatha Eireannach” (đều cho các sản phẩm rượu mạnh).

Các chủ sở hữu SHTT ở Vương quốc Anh có quyền truy cập vào một loạt các công cụ để tăng cường bảo vệ quyền SHTT của họ ở Việt Nam:

- Chủ sở hữu quyền SHTT có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để kịp thời ngăn chặn hành vi xâm phạm bất cứ lúc nào. Họ cũng có thể yêu cầu bị đơn cung cấp các giao dịch ngân hàng, tài liệu tài chính hoặc thương mại dưới sự kiểm soát của họ. Tòa án có thể yêu cầu bất kỳ pháp nhân nào cung cấp thêm thông tin liên quan đến hành vi vi phạm, phương tiện sản xuất hoặc phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ bị vi phạm.

- Cơ quan hải quan phải tích cực tham gia ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền SHTT và phải hợp tác với chủ sở hữu SHTT để thực thi quyền SHTT.

- Các biện pháp bồi thường bằng tiền theo tỷ lệ có thể được cung cấp để thay thế các biện pháp trừng phạt khác nếu hành vi vi phạm là do sơ suất.

Ngọc Dũng, Hồng Phúc, Kiều Oanh