- Lời tòa soạn: Hôm nay, 26/10, Bộ GD-ĐT tổ chức giới thiệu dự thảo Luật Giáo dục Đại học. Đây là một dự luật đề cập tới nhiều vấn đề bức thiết về nguồn nhân lực của đất nước hiện nay. Kỳ họp Quốc hội đang diễn ra cũng sẽ cho ý kiến về dự luật này.
Từng tham gia Quốc hội với Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội; từng theo sát các bước chân của giáo dục ĐH nước nhà, GS Nguyễn Minh Thuyết gửi tới VietNamNet bài viết 2 kỳ với tựa đề "Luật Giáo dục đại học cần giải quyết những vấn đề cốt tử của giáo dục đại học". Dưới đây là góc nhìn của ông.
Dự thảo Luật Giáo dục đại học (GDĐH) gồm 12 chương, 67 điều, bao quát khá đầy đủ các vấn đề về GDĐH và quản lý GDĐH.
Có thể khẳng định nhiều ưu điểm cũng như nêu ra nhiều hạn chế của bản dự thảo này.
Tuy nhiên, điều làm tôi băn khoăn nhất ở bản dự thảo này là nó chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết những vấn đề cốt tử của GDĐH hiện nay. Đó là mấy vấn đề sau:
Quan hệ giữa quy mô và chất lượng GDĐH
Theo “Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo” của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XII thì từ năm 1998 đến năm 2009, đã có 312 trường ĐH, CĐ được thành lập. Nghĩa là trung bình cứ 2 tuần lại có 1 trường ĐH, CĐ ra đời.
Kết quả, tính đến tháng 9/2009, cả nước có 440 trường ĐH, CĐ, trong đó, có 77 trường ngoài công lập.
Tổng quy mô đào tạo ĐH, CĐ năm học 2008 – 2009 là 1.719.499 SV, tăng 13 lần so với năm 1987; tỷ lệ SV/số dân năm 1997 là 80 SV/1vạn dân thì đến năm 2009 là 195 SV/1 vạn dân, và năm 2010 có thể đạt 200 SV/1 vạn dân.
“Trong khi quy mô đào tạo ở tất cả các bậc học và hệ đào tạo tăng nhanh thì các điều kiện cơ bản để bảo đảm chất lượng đào tạo không theo kịp [...].
Vì vậy, chất lượng đào tạo đại trà của sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.”
Như vậy, vấn đề cốt tử của GDĐH hiện nay là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển quy mô với nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó chất lượng đào tạo phải được đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên, ngành GDĐH hiện nay vẫn đang phấn đấu theo hướng tăng quy mô đào tạo với chỉ tiêu cả nước có 573 trường ĐH, CĐ; bình quân 400 SV/1 vạn dân vào năm 2020.
Trong khi đó, dự thảo Luật GDĐH không xác lập được các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa phát triển quy mô với nâng cao chất lượng đào tạo. Có thể nhận thấy thiếu sót này qua những khía cạnh sau:
a) Trước hết là việc quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH.
“Việc mở trường và mở ngành tràn lan dẫn tới tình trạng mất cân đối về hình thức, trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng miền” trong thời gian qua cho thấy quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH chưa tốt. Để điều chỉnh lĩnh vực quy hoạch này, Dự thảo Luật chỉ có một điều (Điều 9).
Nhưng đáng lẽ phải quy định một cách cụ thể về tiêu chí lập quy hoạch, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thì Điều 9 chỉ nêu định nghĩa về quy hoạch, chứ không đưa ra quy phạm pháp luật nào ngoài quy định “Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch”.
b) Khía cạnh thứ hai là kiểm định chất lượng đào tạo. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Dự thảo Luật dành hẳn một chương với 5 điều quy định về “Bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDĐH”.
Nhưng trong toàn bộ chương này không có điều nào quy định về chu kỳ kiểm định chất lượng của cơ sở GDĐH; việc cơ quan quản lý nhà nước tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo; công khai hoá kết quả kiểm định; sử dụng kết quả kiểm định làm căn cứ giao quyền tự chủ, giao kinh phí đào tạo, nghiên cứu khoa học; xử lý cơ sở GDĐH sau nhiều lần kiểm định không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đào tạo; công nhận kết quả kiểm định giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài; giải quyết tranh chấp về kết quả kiểm định; xử lý các hành vi không trung thực trong kiểm định của tổ chức kiểm định và cơ sở GDĐH,…
Thiếu những quy định trên, kiểm định chất lượng không đóng được vai trò công cụ quản lý chất lượng.
Trong trường hợp dự thảo Luật trao toàn quyền cho cơ sở GDĐH quyết định chỉ tiêu tuyển sinh, hình thức tuyển sinh, tự chủ về chương trình đào tạo, tổ chức và quản lý đào tạo, in và cấp phát văn bằng như quy định tại các điều 28, 30, 31, 32, 33, 34 thì việc thiếu những quy định về kiểm định chất lượng sẽ dẫn tới tình trạng sa sút nghiêm trọng về chất lượng GDĐH.
Ngoài ra, dự thảo Luật GDĐH đã thay Điều 110a Luật Giáo dục về nội dung quản lý nhà nước trong kiểm định chất lượng giáo dục bằng Điều 46 với quy định trao toàn quyền cho cơ sở GDĐH; đồng thời cũng không giữ quy định tại Điều 110c Luật Giáo dục về tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập.
c) Khía cạnh thứ ba là giáo dục thường xuyên (đào tạo tại chức)
Dư luận nhiều năm nay rất phàn nàn về việc phát triển quy mô kèm theo sự tuỳ tiện trong tổ chức đào tạo và sự sa sút nghiêm trọng về chất lượng giáo dục thường xuyên.
Đây là vấn đề nhất thiết phải giải quyết nếu muốn xây dựng một xã hội học tập lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước.
Dự thảo Luật GDĐH chỉ có hai khoản liên quan đến loại hình đào tạo có số người học chiếm gần 50% tổng số sinh viên ĐH, CĐ này là khoản 2 Điều 5 (giải thích thuật ngữ “giáo dục thường xuyên”) và khoản 3 điều 33 (liên kết đào tạo trong giáo dục thường xuyên).
Để tiến tới một xã hội học tập, trong đó người lao động có thể học bất kỳ một học phần nào để nâng cao hiểu biết và kỹ năng, phục vụ cho công việc của mình, không nên quan niệm cứng nhắc giáo dục thường xuyên phải tổ chức thành những lớp học riêng, học phải lấy bằng, mà cần quan niệm là tuỳ điều kiện thời gian của mình và khả năng tiếp nhận của cơ sở giáo dục, người học có thể theo học cùng sinh viên chính quy hoặc học lớp riêng.
Nhưng để nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên, đảm bảo giáo dục thường xuyên có mặt bằng ngang với mặt bằng đào tạo chính quy, những người có nguyện vọng học lấy bằng hay tín chỉ cần thi học phần, thi tốt nghiệp chung với sinh viên chính quy.
Tóm lại, theo tôi, Luật GDĐH cần thể hiện quan niệm mới hơn về giáo dục thường xuyên và dành cho loại hình giáo dục này ít nhất một chương, trong đó có những quy định về chương trình, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức đào tạo, kiểm tra, cấp bằng,…
d) Khía cạnh thứ tư là văn bằng tốt nghiệp và danh hiệu (có thể gọi là học vị) của người tốt nghiệp CĐ, ĐH
Vấn đề này tuy thiên về hình thức nhưng cũng thể hiện quan điểm về phân công nhiệm vụ đào tạo nhân lực và tác động không nhỏ đến chương trình, phương thức đào tạo, tâm lý giảng viên, sinh viên, tâm lý xã hội, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Khác với quy định tại điều 43 Luật Giáo dục, dự thảo Luật GDĐH quy định toàn bộ văn bằng tốt nghiệp các ngành khác nhau đều là “văn bằng tốt nghiệp CĐ hoặc ĐH” (Điều 34), không còn các danh hiệu cử nhân, bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư.
Hàm ý của quy định mới này là nhường việc bồi dưỡng, công nhận các danh hiệu ấy cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Nếu vậy thì quy định này chắc chắn ảnh hưởng đến chương trình, phương thức đào tạo sinh viên và sự gắn bó của cơ sở GDĐH với đơn vị sử dụng lao động.
Có lẽ ở đây chúng ta cũng cần rút kinh nghiệm sâu sắc về tác động tiêu cực của việc gọi sinh viên là “học sinh ĐH” trong những năm 70 của thế kỷ trước.
Chỉ bằng sự thay đổi tên gọi ấy, chúng ta đã góp phần làm cho sinh viên giảm sút ý thức về vị thế “người lớn” của mình và trường ĐH nhanh chóng trở thành “trường phổ thông cấp 4”.
Phần 2: Thị trường giáo dục
Từng tham gia Quốc hội với Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội; từng theo sát các bước chân của giáo dục ĐH nước nhà, GS Nguyễn Minh Thuyết gửi tới VietNamNet bài viết 2 kỳ với tựa đề "Luật Giáo dục đại học cần giải quyết những vấn đề cốt tử của giáo dục đại học". Dưới đây là góc nhìn của ông.
Sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) trong lễ tốt nghiệp. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Dự thảo Luật Giáo dục đại học (GDĐH) gồm 12 chương, 67 điều, bao quát khá đầy đủ các vấn đề về GDĐH và quản lý GDĐH.
Có thể khẳng định nhiều ưu điểm cũng như nêu ra nhiều hạn chế của bản dự thảo này.
Tuy nhiên, điều làm tôi băn khoăn nhất ở bản dự thảo này là nó chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết những vấn đề cốt tử của GDĐH hiện nay. Đó là mấy vấn đề sau:
Quan hệ giữa quy mô và chất lượng GDĐH
Theo “Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo” của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XII thì từ năm 1998 đến năm 2009, đã có 312 trường ĐH, CĐ được thành lập. Nghĩa là trung bình cứ 2 tuần lại có 1 trường ĐH, CĐ ra đời.
Kết quả, tính đến tháng 9/2009, cả nước có 440 trường ĐH, CĐ, trong đó, có 77 trường ngoài công lập.
Tổng quy mô đào tạo ĐH, CĐ năm học 2008 – 2009 là 1.719.499 SV, tăng 13 lần so với năm 1987; tỷ lệ SV/số dân năm 1997 là 80 SV/1vạn dân thì đến năm 2009 là 195 SV/1 vạn dân, và năm 2010 có thể đạt 200 SV/1 vạn dân.
Cứ hai tuần lại có một trường ĐH, CĐ ra đời...Vấn đề cốt tử của GDĐH hiện nay là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa
phát triển quy mô với nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó chất lượng
đào tạo phải được đặt lên hàng đầu. |
Vì vậy, chất lượng đào tạo đại trà của sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.”
Như vậy, vấn đề cốt tử của GDĐH hiện nay là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển quy mô với nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó chất lượng đào tạo phải được đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên, ngành GDĐH hiện nay vẫn đang phấn đấu theo hướng tăng quy mô đào tạo với chỉ tiêu cả nước có 573 trường ĐH, CĐ; bình quân 400 SV/1 vạn dân vào năm 2020.
Trong khi đó, dự thảo Luật GDĐH không xác lập được các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa phát triển quy mô với nâng cao chất lượng đào tạo. Có thể nhận thấy thiếu sót này qua những khía cạnh sau:
a) Trước hết là việc quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH.
“Việc mở trường và mở ngành tràn lan dẫn tới tình trạng mất cân đối về hình thức, trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng miền” trong thời gian qua cho thấy quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH chưa tốt. Để điều chỉnh lĩnh vực quy hoạch này, Dự thảo Luật chỉ có một điều (Điều 9).
Nhưng đáng lẽ phải quy định một cách cụ thể về tiêu chí lập quy hoạch, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thì Điều 9 chỉ nêu định nghĩa về quy hoạch, chứ không đưa ra quy phạm pháp luật nào ngoài quy định “Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch”.
Sức ép nhu cầu học đại học của đa số người dân hiện nay đang đặt lên vai các nhà quản lý để tìm ra phương thức tuyển sinh hiệu quả. Trong ảnh: Trước giờ làm bài thi ĐH. Ảnh: Lê Anh Dũng |
b) Khía cạnh thứ hai là kiểm định chất lượng đào tạo. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Dự thảo Luật dành hẳn một chương với 5 điều quy định về “Bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDĐH”.
Nhưng trong toàn bộ chương này không có điều nào quy định về chu kỳ kiểm định chất lượng của cơ sở GDĐH; việc cơ quan quản lý nhà nước tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo; công khai hoá kết quả kiểm định; sử dụng kết quả kiểm định làm căn cứ giao quyền tự chủ, giao kinh phí đào tạo, nghiên cứu khoa học; xử lý cơ sở GDĐH sau nhiều lần kiểm định không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đào tạo; công nhận kết quả kiểm định giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài; giải quyết tranh chấp về kết quả kiểm định; xử lý các hành vi không trung thực trong kiểm định của tổ chức kiểm định và cơ sở GDĐH,…
Thiếu những quy định trên, kiểm định chất lượng không đóng được vai trò công cụ quản lý chất lượng.
Trong trường hợp dự thảo Luật trao toàn quyền cho cơ sở GDĐH quyết định chỉ tiêu tuyển sinh, hình thức tuyển sinh, tự chủ về chương trình đào tạo, tổ chức và quản lý đào tạo, in và cấp phát văn bằng như quy định tại các điều 28, 30, 31, 32, 33, 34 thì việc thiếu những quy định về kiểm định chất lượng sẽ dẫn tới tình trạng sa sút nghiêm trọng về chất lượng GDĐH.
Ngoài ra, dự thảo Luật GDĐH đã thay Điều 110a Luật Giáo dục về nội dung quản lý nhà nước trong kiểm định chất lượng giáo dục bằng Điều 46 với quy định trao toàn quyền cho cơ sở GDĐH; đồng thời cũng không giữ quy định tại Điều 110c Luật Giáo dục về tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập.
c) Khía cạnh thứ ba là giáo dục thường xuyên (đào tạo tại chức)
Dư luận nhiều năm nay rất phàn nàn về việc phát triển quy mô kèm theo sự tuỳ tiện trong tổ chức đào tạo và sự sa sút nghiêm trọng về chất lượng giáo dục thường xuyên.
Đây là vấn đề nhất thiết phải giải quyết nếu muốn xây dựng một xã hội học tập lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước.
Để tiến tới một xã hội học tập, trong đó người lao động có thể học bất
kỳ một học phần nào để nâng cao hiểu biết và kỹ năng, phục vụ cho công
việc của mình, không nên quan niệm cứng nhắc giáo dục thường xuyên phải
tổ chức thành những lớp học riêng, học phải lấy bằng. |
Để tiến tới một xã hội học tập, trong đó người lao động có thể học bất kỳ một học phần nào để nâng cao hiểu biết và kỹ năng, phục vụ cho công việc của mình, không nên quan niệm cứng nhắc giáo dục thường xuyên phải tổ chức thành những lớp học riêng, học phải lấy bằng, mà cần quan niệm là tuỳ điều kiện thời gian của mình và khả năng tiếp nhận của cơ sở giáo dục, người học có thể theo học cùng sinh viên chính quy hoặc học lớp riêng.
Nhưng để nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên, đảm bảo giáo dục thường xuyên có mặt bằng ngang với mặt bằng đào tạo chính quy, những người có nguyện vọng học lấy bằng hay tín chỉ cần thi học phần, thi tốt nghiệp chung với sinh viên chính quy.
Tóm lại, theo tôi, Luật GDĐH cần thể hiện quan niệm mới hơn về giáo dục thường xuyên và dành cho loại hình giáo dục này ít nhất một chương, trong đó có những quy định về chương trình, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức đào tạo, kiểm tra, cấp bằng,…
Ngóng chờ kết quả...Ảnh: Lê Anh Dũng |
d) Khía cạnh thứ tư là văn bằng tốt nghiệp và danh hiệu (có thể gọi là học vị) của người tốt nghiệp CĐ, ĐH
Vấn đề này tuy thiên về hình thức nhưng cũng thể hiện quan điểm về phân công nhiệm vụ đào tạo nhân lực và tác động không nhỏ đến chương trình, phương thức đào tạo, tâm lý giảng viên, sinh viên, tâm lý xã hội, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Khác với quy định tại điều 43 Luật Giáo dục, dự thảo Luật GDĐH quy định toàn bộ văn bằng tốt nghiệp các ngành khác nhau đều là “văn bằng tốt nghiệp CĐ hoặc ĐH” (Điều 34), không còn các danh hiệu cử nhân, bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư.
Hàm ý của quy định mới này là nhường việc bồi dưỡng, công nhận các danh hiệu ấy cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Nếu vậy thì quy định này chắc chắn ảnh hưởng đến chương trình, phương thức đào tạo sinh viên và sự gắn bó của cơ sở GDĐH với đơn vị sử dụng lao động.
Có lẽ ở đây chúng ta cũng cần rút kinh nghiệm sâu sắc về tác động tiêu cực của việc gọi sinh viên là “học sinh ĐH” trong những năm 70 của thế kỷ trước.
Chỉ bằng sự thay đổi tên gọi ấy, chúng ta đã góp phần làm cho sinh viên giảm sút ý thức về vị thế “người lớn” của mình và trường ĐH nhanh chóng trở thành “trường phổ thông cấp 4”.
Phần 2: Thị trường giáo dục
- GS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội)
Lùi thời gian trình luật Giáo dục Đại học
Hôm qua (29/6), Chính phủ có văn bản gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin khất thời hạn trình dự án Luật Giáo dục đại học (GDĐH) vì còn nhiều bất cập và còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu kỹ.
Dự luật giáo dục đại học lại bị chê tơi tả
Các vấn đề quan trọng của giáo dục đại học đã bị 'né tránh' trong dự thảo này. Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá Giáo dục của Quốc
hội nếu chất lượng không tốt thì Quốc hội sẽ không bỏ phiếu.
Tại sao Nam Định 'nổ súng' vào dân lập, tại chức?
Giám đốc Sở Nội vụ Nam Định thẳng thắn, ngày trước mình cũng học tại chức và nguyên chủ tịch tỉnh cũng vậy nên ông biết chất lượng của hệ đào tạo này như thế nào.
|