Anu Partanen là một nhà báo Phần Lan hiện đang làm việc ở New York. Bà đang viết một quyển sách về những điều mà nước Mỹ có thể học từ các xã hội Bắc Âu.
Về giáo dục, Partanen vừa đăng một bài với tựa đề “What Americans Keep Ignoring About Finland's School Success” (những điều người Mỹ làm ngơ khi nói về kỳ tích của giáo dục Phần Lan) trên Theatlantic. Bài viết cung cấp nhiều thông tin thú vị về nền giáo dục Phần Lan. VietNamNet giới thiệu bản dịch tiếng Việt bài báo này.
Các nước Bắc Âu là những siêu cường giáo dục bởi vấn đề bình đẳng được coi trọng hơn hơn sự xuất sắc.
Mọi người đều nhìn thấy rằng Hoa Kỳ cần phải cải thiện hệ thống giáo dục của mình một cách toàn diện, nhưng làm thế nào?
Một trong những xu hướng được quan tâm nhất gần đây trong cải cách giáo dục chính là nhìn vào sự thành công đáng kinh ngạc của siêu cường giáo dục phương Tây, đó chính là Phần Lan. Nhưng vấn đề là, khi nói đến những bài học mà các trường học Phần Lan đã gợi ra, hầu hết các cuộc thảo luận đều dường như lại bỏ qua những điểm quan trọng.
Xếp hạng gần như cao nhất ở cả ba lĩnh vực trong tất cả các cuộc khảo sát kể từ năm 2000
Phần Lan, quốc gia Bắc Âu nhỏ bé, nếu nói về sự nổi tiếng, thì nó được biết đến là quê hương của Nokia, hãng điện thoại di động khổng lồ.
Nhưng gần đây, Phần Lan đang thu hút sự chú ý vào cuộc điều tra toàn cầu về chất lượng cuộc sống - Phần Lan được Newsweek xếp hạng số một vào năm ngoái - và hệ thống giáo dục quốc gia của Phần Lan đã nhận được nhiều lời nể phục đặc biệt, vì trong vài năm gần đây học sinh Phần Lan đã đạt được những điểm số cao nhất trên thế giới.
Trường học Phần Lan giành được danh tiếng mới mẻ này chính là do một nghiên cứu của tổ cức khảo sát PISA, tiến hành ba năm một lần bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Cuộc khảo sát so sánh khả năng của những học sinh ở độ tuổi 15 ở những quốc gia khác nhau trong ba lĩnh vực: đọc hiểu, toán và khoa học.
Phần Lan được xếp hạng gần như cao nhất ở cả ba lĩnh vực trong tất cả các cuộc khảo sát kể từ năm 2000, ngang hàng với các quốc gia kì cựu như Hàn Quốc và Singapore.
Trong cuộc khảo sát gần đây nhất vào năm 2009 tuy tụt hạng không đáng kể, nhường vị trí cao nhất cho các sinh viên ở Thượng Hải, Trung Quốc, nhưng Phần Lan vẫn nằm trên tốp đầu.
Trong khi đó, kết quả khảo sát PISA đối với Hoa Kỳ lại không cao, và lần xếp hạng cao nhất cũng chỉ ở mức trung bình.
Không bị học nhồi, học vẹt
So với mô hình giáo dục khuôn mẫu của Đông Á – thời gian học kéo dài cùng với sự nhồi nhét, học vẹt - thành công của Phần Lan đặc biệt gây hấp dẫn vì các trường học yêu cầu làm bài tập ở nhà ít hơn và thu hút học sinh tham gia nhiều trò chơi sáng tạo hơn.
Tất cả điều này đã dẫn đến sự đổ xô của các phái đoàn nước ngoài đến Phần Lan để tham quan trường học và trao đổi với các chuyên gia giáo dục của nước này, và phát đi liên tục các chương trình về kì tích của nền giáo dục Phần Lan trên các phương tiện truyền thông đại chúng trên toàn thế giới.
Trách nhiệm giải trình sẽ chẳng là gì nếu như anh không thực hiện hết trách nhiệm của mình
Vì vậy, có rất nhiều sự quan tâm về một chuyến thăm gần đây đến Mỹ của một trong những người đứng đầu chính quyền Phần Lan về cải cách giáo dục, ông Pasi Sahlberg, giám đốc Trung tâm Chuyển dịch Quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan và đồng thời là tác giả cuốn sách mới: Những bài học từ Phần Lan: Thế giới học được gì từ cải cách giáo dục ở Phần Lan?
Đầu tháng này, Sahlberg đã có cuộc nói chuyện với những người làm giáo dục và sinh viên tại trường Dwight ở New York.
Chuyến thăm của ông nhận được sự chú ý của giới truyền thông Mỹ và tạo ra nhiều cuộc thảo luận xung quanh vấn đề này.
Nhưng điều đó vẫn không đảm bảo rằng thông điệp của Sahlberg được nhìn nhận thấu đáo. Sahlberg cho tôi biết rằng ở Mỹ có những điều không ai thực sự muốn thảo luận.
Suốt chiều hôm đó Sahlberg lưu lại trường Dwight, một nhiếp ảnh gia làm cho tờ Thời Báo New York và một thành viên đoàn làm phim hãng Dan Rather thi nhau đưa tin khi ông tham gia vào một cuộc trò chuyện với các sinh viên. Các bài viết tiếp theo sự kiện này trên tờ Thời Báo sẽ tập trung vào Phần Lan như một "mô hình cải cách trường học siêu phàm."
Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng mà Sahlberg đã nhắc đến nhưng thực sự không được chú ý.
Ông đề cập rằng “Không có trường học tư nhân nào ở Phần Lan cả.” Khái niệm này có vẻ khó hiểu với người Mỹ, nhưng đó là sự thật. Chỉ có một số nhỏ các trường học tồn tại độc lập ở Phần Lan, và thậm chí là tất cả đều được tài trợ từ cộng đồng. Không trường nào được phép thu học phí. Cũng không có trường đại học tư nhân. Điều này có nghĩa là thực tế, tất cả mọi người ở Phần Lan học tại trường công lập, cho dù là học mẫu giáo hay học tiến sĩ.
Điều nực cười là Sahlberg đưa ra nhận xét này trong một cuộc nói chuyện tại Trường Dwight rất rõ ràng.
Giống như nhiều trường học tốt nhất của Mỹ, Dwight là một trường tư, chi phí cho một học sinh trung học phải đóng lên tới 35.000 đô la Mỹ một năm – nếu không muốn nói Dwight là một trường hoạt động vì lợi nhuận, xu hướng ngày càng phổ biến tại Mỹ.
Tuy nhiên, không ai trong phòng bình luận về tuyên bố này của Sahlberg. Tôi thấy ngạc nhiên về điều này, còn ông thì không.
Sahlberg biết người Mỹ muốn nói về những gì khi thảo luận về giáo dục, bởi vì ông là người họ luôn tìm đến khi ở Phần Lan.
Là con trai gia đình có cha mẹ đều là giáo viên, ông lớn lên trong môi trường giáo dục Phần Lan. Ông dạy toán học và vật lý tại trường trung học cơ sở ở Helsinki, làm việc tâm huyết và dần nắm giữ một loạt các vị trí trong Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan, trải qua nhiều năm làm việc như một chuyên gia giáo dục của OECD, Ngân hàng Thế giới, và các tổ chức quốc tế khác.
Hiện tại, ngoài nhiệm vụ của mình, Sahlberg được các tổ chức tổ chức giáo dục nước ngoài mời đến tham quan, khoảng một trăm cuộc mỗi năm, trong đó gồm nhiều người Mỹ, những người muốn biết bí mật sự thành công của Phần Lan. Cuốn sách mới của Sahlberg một phần cũng là một nỗ lực để trả lời những câu hỏi mọi người thường đưa ra.
XEM PHẦN 2: Người chiến thắng thật sự là người không cạnh tranh
Chuyển ngữ: TS. Lê Văn Út - Lê Thị Minh Hiếu (ĐH Oulu, Phần Lan)
Về giáo dục, Partanen vừa đăng một bài với tựa đề “What Americans Keep Ignoring About Finland's School Success” (những điều người Mỹ làm ngơ khi nói về kỳ tích của giáo dục Phần Lan) trên Theatlantic. Bài viết cung cấp nhiều thông tin thú vị về nền giáo dục Phần Lan. VietNamNet giới thiệu bản dịch tiếng Việt bài báo này.
Học sinh Phần Lan trong một giờ học |
Các nước Bắc Âu là những siêu cường giáo dục bởi vấn đề bình đẳng được coi trọng hơn hơn sự xuất sắc.
Mọi người đều nhìn thấy rằng Hoa Kỳ cần phải cải thiện hệ thống giáo dục của mình một cách toàn diện, nhưng làm thế nào?
Một trong những xu hướng được quan tâm nhất gần đây trong cải cách giáo dục chính là nhìn vào sự thành công đáng kinh ngạc của siêu cường giáo dục phương Tây, đó chính là Phần Lan. Nhưng vấn đề là, khi nói đến những bài học mà các trường học Phần Lan đã gợi ra, hầu hết các cuộc thảo luận đều dường như lại bỏ qua những điểm quan trọng.
Xếp hạng gần như cao nhất ở cả ba lĩnh vực trong tất cả các cuộc khảo sát kể từ năm 2000
Nhưng gần đây, Phần Lan đang thu hút sự chú ý vào cuộc điều tra toàn cầu về chất lượng cuộc sống - Phần Lan được Newsweek xếp hạng số một vào năm ngoái - và hệ thống giáo dục quốc gia của Phần Lan đã nhận được nhiều lời nể phục đặc biệt, vì trong vài năm gần đây học sinh Phần Lan đã đạt được những điểm số cao nhất trên thế giới.
Trường học Phần Lan giành được danh tiếng mới mẻ này chính là do một nghiên cứu của tổ cức khảo sát PISA, tiến hành ba năm một lần bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Cuộc khảo sát so sánh khả năng của những học sinh ở độ tuổi 15 ở những quốc gia khác nhau trong ba lĩnh vực: đọc hiểu, toán và khoa học.
Phần Lan được xếp hạng gần như cao nhất ở cả ba lĩnh vực trong tất cả các cuộc khảo sát kể từ năm 2000, ngang hàng với các quốc gia kì cựu như Hàn Quốc và Singapore.
Trong cuộc khảo sát gần đây nhất vào năm 2009 tuy tụt hạng không đáng kể, nhường vị trí cao nhất cho các sinh viên ở Thượng Hải, Trung Quốc, nhưng Phần Lan vẫn nằm trên tốp đầu.
Trong khi đó, kết quả khảo sát PISA đối với Hoa Kỳ lại không cao, và lần xếp hạng cao nhất cũng chỉ ở mức trung bình.
Không bị học nhồi, học vẹt
So với mô hình giáo dục khuôn mẫu của Đông Á – thời gian học kéo dài cùng với sự nhồi nhét, học vẹt - thành công của Phần Lan đặc biệt gây hấp dẫn vì các trường học yêu cầu làm bài tập ở nhà ít hơn và thu hút học sinh tham gia nhiều trò chơi sáng tạo hơn.
Tất cả điều này đã dẫn đến sự đổ xô của các phái đoàn nước ngoài đến Phần Lan để tham quan trường học và trao đổi với các chuyên gia giáo dục của nước này, và phát đi liên tục các chương trình về kì tích của nền giáo dục Phần Lan trên các phương tiện truyền thông đại chúng trên toàn thế giới.
Trách nhiệm giải trình sẽ chẳng là gì nếu như anh không thực hiện hết trách nhiệm của mình
Vì vậy, có rất nhiều sự quan tâm về một chuyến thăm gần đây đến Mỹ của một trong những người đứng đầu chính quyền Phần Lan về cải cách giáo dục, ông Pasi Sahlberg, giám đốc Trung tâm Chuyển dịch Quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan và đồng thời là tác giả cuốn sách mới: Những bài học từ Phần Lan: Thế giới học được gì từ cải cách giáo dục ở Phần Lan?
Đầu tháng này, Sahlberg đã có cuộc nói chuyện với những người làm giáo dục và sinh viên tại trường Dwight ở New York.
Chuyến thăm của ông nhận được sự chú ý của giới truyền thông Mỹ và tạo ra nhiều cuộc thảo luận xung quanh vấn đề này.
Nhưng điều đó vẫn không đảm bảo rằng thông điệp của Sahlberg được nhìn nhận thấu đáo. Sahlberg cho tôi biết rằng ở Mỹ có những điều không ai thực sự muốn thảo luận.
* * *
Suốt chiều hôm đó Sahlberg lưu lại trường Dwight, một nhiếp ảnh gia làm cho tờ Thời Báo New York và một thành viên đoàn làm phim hãng Dan Rather thi nhau đưa tin khi ông tham gia vào một cuộc trò chuyện với các sinh viên. Các bài viết tiếp theo sự kiện này trên tờ Thời Báo sẽ tập trung vào Phần Lan như một "mô hình cải cách trường học siêu phàm."
Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng mà Sahlberg đã nhắc đến nhưng thực sự không được chú ý.
Điều nực cười là Sahlberg đưa ra nhận xét này trong một cuộc nói chuyện tại Trường Dwight rất rõ ràng.
Giống như nhiều trường học tốt nhất của Mỹ, Dwight là một trường tư, chi phí cho một học sinh trung học phải đóng lên tới 35.000 đô la Mỹ một năm – nếu không muốn nói Dwight là một trường hoạt động vì lợi nhuận, xu hướng ngày càng phổ biến tại Mỹ.
Tuy nhiên, không ai trong phòng bình luận về tuyên bố này của Sahlberg. Tôi thấy ngạc nhiên về điều này, còn ông thì không.
Sahlberg biết người Mỹ muốn nói về những gì khi thảo luận về giáo dục, bởi vì ông là người họ luôn tìm đến khi ở Phần Lan.
Là con trai gia đình có cha mẹ đều là giáo viên, ông lớn lên trong môi trường giáo dục Phần Lan. Ông dạy toán học và vật lý tại trường trung học cơ sở ở Helsinki, làm việc tâm huyết và dần nắm giữ một loạt các vị trí trong Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan, trải qua nhiều năm làm việc như một chuyên gia giáo dục của OECD, Ngân hàng Thế giới, và các tổ chức quốc tế khác.
Hiện tại, ngoài nhiệm vụ của mình, Sahlberg được các tổ chức tổ chức giáo dục nước ngoài mời đến tham quan, khoảng một trăm cuộc mỗi năm, trong đó gồm nhiều người Mỹ, những người muốn biết bí mật sự thành công của Phần Lan. Cuốn sách mới của Sahlberg một phần cũng là một nỗ lực để trả lời những câu hỏi mọi người thường đưa ra.
XEM PHẦN 2: Người chiến thắng thật sự là người không cạnh tranh
Chuyển ngữ: TS. Lê Văn Út - Lê Thị Minh Hiếu (ĐH Oulu, Phần Lan)
******************************************************************************
VietNamNet cảm ơn TS Lê Văn Út và đã chia sẻ bài viết này. Mời bạn đọc chia sẻ thông tin theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn hoặc theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn.