Sắp xếp thời gian, không phân tâm, sử dụng GPS, là những thói quen cũng như mẹo hay để giúp bạn tránh được tai nạn, đảm bảo an toàn khi lái xe.

Hàng nghìn ôtô được bán ra mỗi năm trên toàn quốc khiến cho giao thông ngày càng trở nên đông đúc, việc di chuyển một cách an toàn trên đường cũng khó khăn hơn, nhất là trong các đô thị.

{keywords}

Việc lái xe ôtô an toàn đang dần khó khăn khi mật độ tham gia giao thông cao. Ảnh: Lifehack

Khi bắt đầu học lái xe, mọi người sẽ được học về các mẹo nhỏ như: vị trí đặt tay trên vô lăng, cách lui xe hay cách điều chỉnh tốc độ phù hợp với từng điều kiện thời tiết khác nhau,…Nhưng khi đã lái xe được một thời gian thì họ sẽ có xu hướng quên dần đi những mẹo đó, hoặc khi gặp những tình huống mới, tai nạn rất dễ xảy ra.

Dưới đây là một số mẹo giúp người dùng có thể tránh được một số vấn để khi di chuyển trên đường.

Luôn cho mình đủ thời gian

Trong thời buổi hiện nay hầu như chúng ta đều hối hả, với những suy nghĩ như đến kịp giờ làm, vào buổi họp đúng giờ hay nhanh chóng đón con đi học, sẽ khiến ta lái xe vội vã trong tình trạng căng thẳng vì phải liên tục xử lý các tình huống.

Việc di chuyển từ A đến B sẽ an toàn hơn nếu người điều khiển nghĩ rằng có đủ thời gian để đi. Việc đến sớm một đến 2 phút không thay đổi đáng kể tình hình mà còn đem lại cho người điều khiển rủi ro gặp tai nạn cao, hãy cho mình thêm chút thời gian khi qua các ngã tư, vòng xoay.

{keywords}

Luôn cho mình đủ thời gian di chuyển để tránh tai nạn khi quá tốc độ. Ảnh: Lifehack

Đừng để bị phân tâm

Hiện nay, thói quen vừa sử dụng điện thoại vừa lái xe rất nguy hiểm. Ở Mỹ, mỗi năm có hơn 330.000 vụ tai nạn liên quan đến vấn đề này. Hãy đảm bảo rằng không sử dụng điện thoại khi đang tham gia giao thông.

Lái xe thông minh

Thiết bị định vị GPS đang rất phổ biến, chỉ cần chọn điểm muốn đến và nó sẽ chỉ cho người dùng đường đi cụ thể. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc người điều khiển không cần quan tâm đến quãng đường đi. Nó có thể ngắn nhất nhưng không phải hợp lý nhất. Hãy cẩn thận để không phải đi vào một đoạn đường thường xuyên kẹt hoặc đừng đi vào đường cấm vì bản đồ chưa được cập nhật.

Xem dự báo thời tiết

Việc xem dự báo thời tiết khá cần thiết cho những chuyến đi dài. Biết được trước thời tiết như thế nào sẽ giúp người điều khiển có thể điều chỉnh tốc độ phù hợp để di chuyển cũng như chuẩn bị trước các vật dụng phù hợp.

Đừng để căng thẳng

Sự căng thẳng diễn ra với tất cả mọi người, nhưng đừng để nó ảnh hưởng khi lái xe. Việc đi vào đoạn đường kẹt xe hay bị ai đó cắt ngang đầu xe có thể khiến cho người điều khiển khó chịu.

Để cảm xúc chi phối khi lái xe sẽ rất nguy hiểm. Hãy nghĩ về những mặt tích cực khác khi gặp chuyện không mong muốn sẽ giúp cảm thấy dễ chịu hơn và cũng dễ kiểm soát các hành vi hơn.

Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ

Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng xe theo định kỳ. Thay dầu nhớt mỗi 30.000 km. Bơm bánh xe hoặc thay bánh khác nếu cảm thấy quá mòn. Kiểm tra đèn xe các bộ phận khác để mọi thứ hoạt động tốt.

Ngoài ra, nếu xe xuất hiện nhưng tiếng động lạ, điều đó chứng tỏ động cơ của xe có vấn đề hoặc đang vận hành không đúng cách. Hãy kiểm tra và khắc phục chúng.

{keywords}

Thay dầu nhớt mỗi 30.000 km sẽ giúp xe vận hành trơn tru. Ảnh: Lifehack

Không ngủ gật khi lái

Nếu phải đi một chặng đi dài, hãy chắn chắn ngủ đủ giấc trước đó. Mỗi vài tiếng hãy dừng lại nghĩ một lần. Luôn nhớ rằng lái xe trong tình trạng mệt mỏi hay không tập trung rất dễ gây tai nạn. Nên tìm một người đi cùng để có thể thay người lái khi mệt cũng như trò chuyện để tránh ngủ gật khi tham gia giao thông trên đường.

Luôn chuẩn bị các tình huống khẩn cấp

Lưu lại các số điện thoại quan trọng như số cứu hộ, an ninh khi đi xa. Luôn để trên xe các đồ dự phòng để thay khi cần như bánh xe, cũng như các đồ cứu hộ như dây thừng, búa, đèn báo nguy hiểm, và các dụng cụ sửa chữa để đảm bảo an toàn khi các tình huống khẩn xấp xảy ra.

(Theo Zing)