Một số chuyên gia cho rằng, những thử thách đang đón đợi Tổng thống Trump trên toàn thế giới là nhiều hơn so với bất kỳ người tiền nhiệm nào của ông trong ít nhất 100 năm qua, và hầu hết đều do chính ông gây ra.

{keywords}
Ảnh: PBS

CNN nêu ra một số mối lo mà ông Trump phải đối mặt trong năm 2020.

Triều Tiên

Trong cuộc gặp duy nhất ở Phòng Bầu Dục vào tháng 11/2016, cựu Tổng thống Barack Obama cảnh báo người kế nhiệm rằng, Triều Tiên là vấn đề khó lường nhất. Có thể nói, điều này vẫn đúng trong năm cuối ông Trump tại nhiệm.

Sau những màn khẩu chiến, ông Trump chuyển hướng sang ngoại giao. Nhưng kết quả là ông lại trao cho Kim Jong Un sự chú ý mà nhà lãnh đạo Triều Tiên đang mong muốn có được - một nền tảng toàn cầu, một nụ cười và cái bắt tay.

Giờ đây, chủ nhân Nhà Trắng chỉ có thể ngồi chờ "món quà Giáng sinh" mà Kim Jong Un hứa tặng cách đây ít ngày. Rất có thể, đó cũng sẽ là món quà năm mới, hoặc quà mừng sinh nhật 8/1 của Chủ tịch Triều Tiên.

Ông Trump hiện còn đang kẹt trong cuộc chiến về khoản tiền ông có thể đòi được của Hàn Quốc cho chi phí lính Mỹ đóng quân tại quốc gia châu Á này.

Trung Quốc

Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn chưa ký vào thỏa thuận thương mại vòng 1, mà theo đó sẽ tạm dừng đánh thuế mới, cắt bớt một số mức thuế hiện thời đối với hàng hóa Trung Quốc và mở cửa các thị trường ở Trung Quốc cho một số nông sản Mỹ.

Kể cả hai bên có đặt bút ký vào những tuần đầu tiên của năm 2020 thì như chính ông Trump từng ngụ ý, sẽ không có triển vọng thực sự cho một thỏa thuận rộng lớn hơn trước cuộc bầu cử tháng 11.

Mặc dù vòng đầu tiên có thể giúp xoa dịu một số áp lực đối với nông dân, người bán lẻ và người tiêu dùng Mỹ, nó vẫn không thể đưa hai nước trở lại mức độ thương mại như trước khi ông Trump phát động thương chiến.

Trong khi đó, Trung Quốc đang tiếp tục tái cơ cấu và nối lại quan hệ với nhiều đối tác khác, chẳng hạn như Nhật Bản, đặc biệt là những nước đã gia nhập sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.

Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin thì sắp có được một đồng minh then chốt ở Trung Đông, đó là Syria. Nhờ đó, Nga sẽ củng cố được vị thế ở Địa Trung Hải, nơi Hạm đội 6 của Mỹ có trụ sở tại Naples "thống trị" từ lâu. Đây thực sự sẽ là thách thức trực tiếp đối với sức mạnh biển của Mỹ.

Brexit

Anh có thể sẽ chính thức rời khỏi EU trong năm 2020, và ông Trump sẽ bắt đầu một loạt các cuộc đàm phán thương mại quan trọng, trước hết là với một vương quốc Anh độc lập mới, sau đó với phần còn lại của Liên minh châu Âu.

Nhưng, trong năm 2019, ông Trump từng đe dọa cả hai đồng minh lâu năm là Pháp (với thuế đánh vào rượu, pho mát và túi xách tay) và Đức (thuế đánh vào các mặt hàng tự động). Vì vậy, câu hỏi đặt ra không phải là Mỹ còn lại bao nhiêu bạn ở châu Âu, mà là ông Trump thực sự quan tâm nhiều thế nào.

Các liên minh

Cùng lúc đó, ông Trump phải đối mặt với rất nhiều thay đổi, trong đó có việc hình thành những liên minh và quan hệ đối tác mới, mà phần lớn đang đẩy Mỹ ra bên lề.

Các nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc đã đi khắp châu Phi vì các mục đích thương mại và bán vũ khí cho một lục địa mà ông Trump chưa từng tới thăm, cũng là nơi ông dọa sẽ rút hết lính Mỹ. Nga và Trung Quốc cũng đang trong giai đoạn của một mối quan hệ lịch sử và mở ra một mạng lưới ống dẫn khí mới kết nối hai nước.

Trung Quốc và Nga còn tìm thấy đồng minh ở Iran, nơi ba nước đã tổ chức một loạt cuộc tập trận chung tuần qua ở phía bắc Ấn Độ Dương. Và Iran rõ ràng đang nỗ lực tìm kiếm các đối tác mới - và các thị trường mới cho dầu khí khi cấm vận của Mỹ đang tác động nặng nề. Trong bối cảnh đó, 2020 có thể là một năm mà Tehran rốt cuộc xác định không còn gì để mất và sẽ hướng tới vũ khí hạt nhân.

Năm 2019, Iran đã có một số bước đi đầu tiên tại cơ sở hạt nhân Fordow và thừa nhận đã vượt qua các cấp độ làm giàu uranium được phép trong thỏa thuận ký với các cường quốc năm 2015 mà Mỹ đã từ bỏ.

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên đầu tiên trong NATO chấp nhận một hệ thống vũ khí tối tân của Nga - tên lửa phòng không S-400. Binh sĩ nước này cũng đang chiến đấu cùng người Nga và Syria khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad tiến vào giai đoạn cuối cùng chấm dứt nội chiến.

Thanh Hảo