Được phát hiện sau 120 năm cô đơn nơi góc phòng trong một thư viện ở Paris, gần như chưa từng có bất cứ ai tiếp cận và nghiên cứu, bản thảo truyện thơ Lục Vân Tiên là bản thảo mang vẻ đẹp hội họa và tính độc đáo. Đặc biệt là sự bảo quản một cách đầy trân trọng của người có nó

Những trang bản thảo đầy màu sắc của truyện thơ Lục Vân Tiên (tác gia Nguyễn Đình Chiểu, 1822 - 1888) được một người Pháp tên là Eugene Gibert, vì yêu thích truyện thơ Lục Vân Tiên nên ông đặt hàng một họa sĩ Huế tên là Lê Đúi Trạch vẽ lại bộ truyện này.

Bộ sách dày gần 300 trang, hoàn thành năm 1895 - 1897, với phần minh họa sinh động như một bộ truyện tranh thật sự. Năm 1899 ông Eugene Gibert tặng quyển sách cho Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Nó nằm trong góc phòng 120 năm hầu như không có ai để ý cho tới cách đây 2 năm, khi Giáo sư Phan Huy Lê qua Pháp, người của Viện Viễn Đông Bác Cổ giới thiệu một tài liệu nằm lâu quá tại Viện mà không biết là cái gì, chỉ biết rằng nó liên quan đến Việt Nam. Bộ truyện thơ Lục Vân Tiên được phát hiện từ đấy.

Cấu trúc của bản thảo bao gồm trang bên trái là những câu thơ của truyện Lục Vân Tiên, được viết bằng tay khá quy chuẩn và đẹp. Đây là cơ sở để các hình vẽ có tính minh họa dựa vào, đồng thời thể hiện thêm sự sáng tạo của người họa sĩ. Trang bên phải là các hình vẽ (từ 4 đến 6 hình) bao bọc khổ thơ chữ Nôm, với phong cách vẽ mới nhìn tưởng giống Trung Quốc, nhưng xem kỹ thì sẽ thấy sự Việt hóa khá nhiều. Nó mang đậm phong cách tranh dân gian Việt Nam. Đáng chú ý nhất, đây là bản thảo viết và vẽ tay độc bản.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

 {keywords}

 Những cảnh trong truyện thơ Lục Vân Tiên

{keywords}

Bức tranh tả cảnh Thúc Sinh gặp Kiều. 

Ngoài những bản thảo về truyện thơ Lục Vân Tiên, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) còn công bố nhiều bức tranh dân gian Việt Nam của Maurice Durand thực hiện. Nó không chỉ là Lợn ỉ, Đánh ghen hay Đám cưới chuột mà vô cùng đa dạng về đề tài, lại tinh xảo, phong phú màu sắc.

{keywords} 

Bức tranh hoa sen và cua đồng.

{keywords}{keywords}

Bức tranh cô gái thổi sáo.

{keywords} 

Bức tranh cô gái chơi đàn nguyệt.

{keywords}

{keywords}

Bức tranh Quan lại

{keywords}

Bức tranh tả cảnh "vinh quy bái tổ".

{keywords}
  Bức tranh cậu quận tứ phủ.

{keywords}

Bức tranh tả cảnh trò chơi bịt mắt bắt dê.

{keywords}

Bức tranh thợ cày

{keywords}

{keywords} 

Bức tranh tả cảnh cày cấy, giần sàng...

Tranh dân gian Việt Nam phản ánh trung thực đời sống lúc bấy giờ, có bao nhiêu tầng lớp trong xã hội thì có bấy nhiêu loại tranh dân gian dành riêng cho từng đối tượng, từ quan lại, phú gia, trung lưu cho đến bình dân, thứ dân, nông dân… Tính dân gian ở đây không mang hàm ý “bình dân” mà xuất phát từ cái nhìn dân gian và được thể hiện bằng kỹ thuật và nghệ thuật dân gian.

Tình Lê