Trong học thuyết tác chiến của hải quân và hải quân đánh bộ Mỹ, chi viện hỏa lực đối bờ là nhằm chế áp, phá hủy vũ khí chống hạm và hệ thống phòng không đối phương; chế áp, ngăn chặn hành động tiến công, phòng ngự và tăng viện của đối phương; thực hiện xâm nhập sớm và phát huy chiến quả trên lãnh thổ đối phương.

Tính chất chi viện hỏa lực không giống nhau trong các giai đoạn. Giai đoạn đầu, chủ yếu là sát thương, gây nhiễu, phong toả, nghi binh và chế áp; giai đoạn tàu chiến cơ động, chủ yếu là hỏa lực tầm gần dày đặc (ngăn chặn và đánh trả) để hỗ trợ đổ bộ; giai đoạn tác chiến trên bờ, chủ yếu là hỏa lực phản kích và chế áp tung thâm.

Để thực hiện chi viện hỏa lực đối bờ, hải quân Mỹ sử dụng những phương tiện chủ yếu sau.

{keywords}

Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA trong một cuộc thử nghiệm tại bãi thử Point Mugu ngoài khơi bang California, Mỹ năm 2015. Ảnh: Military News

Tên lửa chiến thuật Block IA và Block IIA

Đây là loại tên lửa tiến công đối đất tầm trung cải tiến (tầm bắn khoảng 300km), dùng tiến công các mục tiêu quan trọng, chế áp phòng không, phong tỏa và làm chậm trễ hành động của đối phương. Với phương thức “bắn và quên”, được điều khiển quán tính kết hợp điều khiển GPS, các loại tên lửa này có đến 95% linh kiện có thể dùng chung cho cả lục quân và hải quân; riêng bộ phận đuôi và cánh lái được cải tiến để thích ứng thiết bị phóng trên tàu (như thiết bị phóng thẳng đứng Mk41).

Với động cơ đẩy dùng nhiên liệu rắn, tên lửa có thể mang 300 đầu đạn con kiểu M74 có thể vừa sát thương người, vừa phá hủy phương tiện; phạm vi công phá tương đối lớn. Khi bay đến gần mục tiêu, vỏ ngoài của đầu chiến đấu sẽ tách rời; đạn con bắn ra xung quanh theo vòng tròn. Bán kính sát thương phụ thuộc vào độ cao của đường đạn (thông thường độ cao này có thể xác định trước khi phóng).

Tên lửa tiến công đối đất Standard

Được cải tiến từ tên lửa hạm đối không Standard SM-2, tên lửa đối đất Standard có thể sử dụng cùng hệ thống phóng thẳng đứng với tên lửa “mẹ”, vừa có thể phóng từ tàu ngầm. Giống như SM-2, loại tên lửa này dài 4,72m, nặng 770kg, tốc độ 3M, tầm bắn trên 200km.

Cải tiến chủ yếu là ở đầu chiến đấu: mang 740 quả đạn con sát thương mảnh kiểu M80; được lắp bộ phận điều khiển từ xa của hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp GPS; lắp thiết bị bám sát theo dõi dùng laser nhằm tăng độ chính xác. Ngoài đầu chiến đấu thông thường, tên lửa này còn có thể mang đầu đạn xuyên thép và đầu đạn phá nổ “thông minh”.

{keywords}
Sơ đồ trận địa tên lửa Dark Eagle. Ảnh: Lockheed Martin

Tên lửa siêu cao tốc Eagle

Đây là loại tên lửa được nghiên cứu chế tạo với mục đích thay thế tên lửa Patriot và trở thành hệ tên lửa hành trình đối đất chủ yếu dùng cho chi viện hỏa lực đối bờ của hải quân Mỹ. Tầm bắn nhỏ nhất của tên lửa Eagle là 80-88km; tầm bắn tối đa có thể đến 1.260km; độ cao bay lớn nhất 21,3km. Loại tên lửa này dài 6,5m; đầu chiến đấu nặng 315kg; trọng lượng phóng 1.587kg; đạn dài 4,2m. Khi đến độ cao 3.000m, đạn tách khỏi máy trợ đẩy và tiếp tục vọt lên đến độ cao hành trình.

Trong giai đoạn bay đầu, tên lửa được điều khiển quán tính/GPS; giai đoạn sau điều khiển bằng đầu tự dẫn. Tên lửa công kích mục tiêu bằng cách bổ nhào tự động (góc bổ nhào 45-90 độ); nó có khả năng tránh được sự đánh trả của đại đa số hệ thống phòng không đối phương; tốc độ trúng đích lí tưởng là 1.220m/s; thời gian bay đến tầm bắn xa nhất 18 phút (tốc độ tiếp cận 4M). Thiết bị phóng loại tên lửa này cũng là hệ thống phóng thẳng đứng Mk41.

Tên lửa Eagle chủ yếu dùng công kích mục tiêu kiên cố và mục tiêu ngầm. Do có tốc độ lớn và độ chính xác cao nên chỉ cần động năng bản thân nó cũng có thể phá hủy mục tiêu thông thường.

Hệ thống pháo bắn thẳng đứng

Hệ thống pháo bắn thẳng đứng được tổ hợp từ 2 khẩu pháo 155mm, có tầm bắn 465km, chủ yếu trang bị cho tàu khu trục tiến công lớp DD-21. Đặc điểm của loại pháo này là khói đầu nòng tan rất nhanh, do đạn rời khỏi nòng rất xa mới điểm hỏa. Mặt khác, do thân pháo được lắp dưới boong chính, cơ cấu nạp đạn nằm ở chỗ thấp nhất của thân tàu và bệ pháo nặng nên độ ổn định của tàu được nâng cao.

Bộ phận nạp đạn làm việc tự động làm tốc độ bắn có thể đạt 12-14 phát/phút; cơ số bắn 1.400 viên (mỗi nòng 700 viên), trong đó khoảng 1.000 viên đầu có độ trúng đích rất cao.

Pháo bắn thẳng đứng đối bờ có thể sử dụng cả đạn trợ đẩy phản lực và đạn không có trợ đẩy phản lực, cả đạn đơn và đạn kép. Sau khi bắn, đạn bay thẳng đứng lên đến điểm cao tối đa rồi mới điểm hỏa, tiếp đó chuyển hướng bay về phía mục tiêu, được điều khiển từ xa bằng cả chế độ quán tính và GPS nên độ chính xác rất cao (ở tầm bắn 135km, độ chính xác cao gấp 8 lần pháo 127mm loại thông thường).

Đạn chi viện trên không

Đây là một loại khí tài bay với các tải trọng khác nhau và được gắn sensor cảm biến, có thể phóng đi bằng pháo hạm. Trong vòng 7 phút, nó có thể bay xa 93-139km; có thể bay “treo” trên không 8 tiếng đồng hồ; có thể thả ít nhất 8 quả đạn xuống mỗi mục tiêu theo chỉ định của thiết bị điều khiển.

Tuy nhiên, độ chính xác của loại đạn này chỉ bằng 3/4 các loại hỏa lực chi viện đối bờ khác, nếu được dẫn đường bằng GPS thì độ sai số vào khoảng 10m.

Nguyên Phong

>>> Đọc tin quân sự mới nhất trên Vietnamnet

Kho vũ khí trên tàu sân bay Mỹ vừa điều tới Biển Đông

Kho vũ khí trên tàu sân bay Mỹ vừa điều tới Biển Đông

Hai chiến hạm USS Carl Vinson và USS Essex thuộc biên chế Hải quân Mỹ đã tới Biển Đông những ngày gần đây.

Mỹ, Nga rầm rộ đưa khí tài tập trận sát 'điểm nóng' Ukraina

Mỹ, Nga rầm rộ đưa khí tài tập trận sát 'điểm nóng' Ukraina

Mỹ đưa tàu sân bay tới Địa Trung Hải để tập trận cùng NATO, trong khi Nga cũng chuyển hệ thống phòng không S-400 tới Belarus giữa lúc căng thẳng leo thang trong khu vực.