Cứ sau những trận mưa lớn hoặc lũ lụt, hàng nghìn tấn rác lại bị cuốn trôi vào hồ chứa Tam Hiệp đe dọa làm tắc nghẽn con đập lớn nhất hành tinh trên sông Dương Tử của Trung Quốc, theo ABC News.
|
Giám đốc Ban dự án nước của Tập đoàn Tam Hiệp Trần Lôi năm 2010 từng thừa nhận mỗi ngày có tới 3.000 tấn rác được thu lượm ở con đập. Nhưng vào mùa mưa lũ, Tập đoàn vận hành con đập lớn nhất hành tinh không có đủ nhân lực để dọn sạch tất cả số rác bị cuốn trôi xuống đập. Trong ảnh, công nhân dọn rác dọc theo bờ sông Dương Tử gần đập Tam Hiệp ở Nghi Xương, thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc vào ngày 1/8/2010. |
|
“Khối lượng rác khổng lồ ở khu vực đập có thể làm tắc nghẽn các cổng của đập Tam Hiệp", ông Trần nói ám chỉ đến các cổng cho phép tàu thuyền đi qua sông Dương Tử. Các trận mưa to ở thượng nguồn hoặc lũ lụt thường đẩy lượng rác thải trôi nổi khổng lồ gồm nhánh cây, chai nhựa và rác sinh hoạt xuống hồ chứa Tam Hiệp. Rác dày đến mức người dân có thể đi bộ trên đó. Trong ảnh, công nhân dọn rác bị mưa lũ cuốn trôi xuống sông Dương Tử. |
|
Theo China Daily, có hơn 150 triệu dân sống gần đập Tam Hiệp và khu vực thượng nguồn, nhưng nhiều thành phố chưa có hệ thống xử lý rác thải hợp lý. Giới chức cho biết người dân vứt rác trực tiếp xuống sông, gây ảnh hưởng tới sự an toàn của con đập, nhất là trong mùa mưa lũ khủng khiếp này. |
|
Mùa mưa lũ, khoảng 50.000m2 mặt nước hồ chứa của đập Tam Hiệp lại phủ đầy rác. Cũng không có gì lạ khi thấy những vạt nước khổng lồ phun ra từ con đập bị “lẫn" đầy rác, trong đó có giày dép, chai lọ, cành cây, bọt biển… |
|
“Khối lượng rác khổng lồ như thế có thể làm hỏng chân vịt và đáy của tàu bè qua lại. Rác phân hủy cũng thể gây hại tới cảnh quan và chất lượng nguồn nước”, ông Trần nói thêm. |
|
Theo ông Chen, mỗi năm Trung Quốc phải chi khoảng 100 triệu Nhân dân tệ để dọn từ 150.000-200.000m3 rác bị cuốn xuống đập Tam Hiệp. Tàu dọn rác phải làm việc hết công suất để dọn biển rác trôi nổi trong hồ chứa Tam Hiệp mùa mưa lũ. |
|
Đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất thế giới, được xây dựng một phần là để khống chế lũ lụt dọc sông Dương Tử. Các nhà môi trường nhiều năm qua đã cảnh báo rằng hồ chứa nước tại đập Tam Hiệp có thể bị biến thành hồ chứa rác thải thô và hóa chất công nghiệp độc hại của thành phố Trùng Khánh gần đó và lo ngại rằng phù sa bị mắc kẹt sau con đập có thể gây xói mòn dưới hạ nguồn. |
|
Các nhà môi trường cũng cho rằng, suốt gần một thập niên qua Trung Quốc đạt được bước tiến rất nhỏ trong việc hạn chế ô nhiễm bên trong và quanh hồ chứa nước đập Tam Hiệp. |
|
Trung Quốc phải huy động cả quân đội để dọn núi rác khổng lồ xung quanh đập Tam Hiệp mỗi mùa mưa lũ. |
|
Do rừng thượng nguồn bị tàn phá, mưa lũ luôn cuốn trôi rác rưởi vào hồ chứa Tam Hiệp. Điều này có nguy cơ làm tắc các cửa xả nước, đồng thời gây ô nhiễm nặng nề nhiều khúc sông, đe dọa nguồn nước của người dân. |
Theo DanViet
Thượng nguồn sông Dương Tử đang phải hứng chịu đợt lũ thứ ba trong năm, khiến đập Tam Hiệp phải xả ra lượng nước nhiều kỷ lục.
Việc vá lỗ thủng dài 188m của đê Zhongzhou gần hồ Bà Dương, tỉnh Giang Tây, phía đông Trung Quốc hiện đã hoàn thành.